Các món ăn từ chân gà luôn có một sức hấp dẫn đối với nhiều người. Tuy nhiên, với loại thực phẩm này, chị em đều có chung một nỗi lo ngại là hàm lượng calo trong chân gà có thể gây tăng cân. Vậy chân gà bao nhiêu calo và làm thế nào để ăn chân gà nhưng không bị tăng cân, hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Danh mục bài viết
1. Chân gà bao nhiêu calo? Chứa thành phần dinh dưỡng nào?
Nghiên cứu cho thấy trung bình 100g chân gà chứa khoảng 215 calo, một hàm lượng không quá cao so với các thực phẩm khác. Theo đó, hàm lượng dinh dưỡng bao gồm:
– Chất đạm: 20gr
– Carbs: 0,2gr
– Chất béo: 14,3gr
– Canxi: 7% DV
– Vitamin A: 3% DV
– Phốt pho: 7% DV
– Vitamin B9: 21% DV
Tuy nhiên, mức calo trong chân gà sẽ thay đổi tương đối lớn nếu xét theo số lượng và cách chế biến.
2. Ăn chân gà có bị béo lên không?
Có thể thấy, lượng calo trong chân gà không phải vấn đề đáng lo ngại, thậm chí nếu bạn kết hợp nó trong một chế độ ăn khoa học và lành mạnh thì còn giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Dựa theo thông tin chân gà bao nhiêu calo ở trên và lượng calo một người trưởng thành cần nạp mỗi ngày (2000 calo), nếu không muốn tăng cân, trung bình mỗi ngày bạn có thể ăn:
– Chân gà luộc: 32 cái
– Chân gà sả tắc: 15 cái
– Chân gà nướng: 20 cái
Tuy nhiên, số lượng này chỉ áp dụng nếu trong 1 ngày bạn chỉ ăn chân gà và không ăn thêm các loại thực phẩm khác. Trong khi đó, mỗi ngày bạn cần nạp nhiều loại thực phẩm khác nhau để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Vì thế, nếu muốn đưa chân gà vào thực đơn, hãy xây dựng một chế độ ăn khoa học dựa theo nhu cầu của bản thân.
3. Tác dụng của chân gà có thể bạn chưa biết đối với sức khỏe
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết chân gà không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể:
3.1. Hỗ trợ xương chắc khỏe
Chân gà có chứa nhiều dưỡng chất quan trọng tốt cho sức khỏe xương như chondroitin, collagen, glucosamine và proteoglycan. Các chất này sẽ hỗ trợ bổ sung protein cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe của sụn, góp phần hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp đồng thời giảm đau và viêm. Ngoài ra, nguồn canxi có trong chân gà rất dồi dào giúp phòng ngừa loãng xương hiệu quả.
3.2. Làm đẹp da
Axit hyaluronic và chondroitin sulfate do chân gà cung cấp là các chất dinh dưỡng có công dụng duy trì độ ẩm và làm chậm quá trình lão hóa của da.
3.3. Hỗ trợ chữa lành chấn thương
Chân gà có chứa protein và canxi rất tốt cho cơ bắp và xương trong cơ thể đồng thời có công dụng chữa lành vết thương, tái tạo các dây thần kinh.
3.4. Hỗ trợ chữa nha chu
Các chất tạo gelatin cùng với collagen và axit amin có trong chân gà giúp hỗ trợ điều trị các căn bệnh về răng nướu.
3.5. Cung cấp collagen
Các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng 80% chân gà là collagen và elastin. Collagen là một loại protein có vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp tăng cường độ bền và sự đàn hồi của các mô và cơ quan trong đó có da, xương, sụn và mạch máu.
3.6. Cải thiện hệ miễn dịch
Chân gà có nhiều khoáng chất như sắt, đồng, canxi, kẽm, magnesium, đồng,… giúp cải thiện hệ miễn dịch trong khi đó, collagen và protein có khả năng tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách tạo ra các tế bào miễn dịch mới.
3.7. Tốt cho hệ tiêu hóa
Chân gà khi được chế biến đúng cách sẽ tạo ra nhiều chất dinh dưỡng như protein, chondroitin, collagen và glucosamine giúp ruột khỏe, làm giảm các triệu chứng của viêm đại tràng, nhờ đó việc tiêu hóa thức ăn trở nên hiệu quả hơn.
3.8. Giảm viêm
Trong chân gà có chứa 2 chất có tính kháng viêm là chondroitin sulfate và glucosamine, giúp giảm đau, viêm toàn thân. So với tình trạng viêm tại chỗ, viêm toàn thân gây tổn thương mô trên khắp cơ thể và là một trong những tác nhân gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe như rối loạn chức năng tuyến giáp, mệt mỏi, tăng cân.
3.9. Cải thiện lưu thông máu
Arginine có trong collagen có khả năng hỗ trợ sản xuất oxit nitric – một phân tử nhỏ có thể di chuyển trong và giữa các tế bào, có chức năng làm giãn các tế bào cơ trơn trong cơ thể. Trong các mạch máu có rất nhiều tế bào cơ trơn, khi được giãn ra sẽ làm giảm huyết áp và cải thiện hệ tuần hoàn. Máu được đưa đến các mô càng nhiều thì lại càng được nuôi dưỡng tốt hơn, từ đó giảm thiểu sự tích tụ mỡ trong mạch máu và nguy cơ bị bệnh tim.
4. Hướng dẫn chế biến chân gà không lo tăng cân
Khi đã trả lời được câu hỏi chân gà bao nhiêu calo, nhiều chị em lo lắng rằng việc ăn chân gà sẽ khiến mình khó duy trì được vóc dáng và bị tăng cân. Thực tế, việc ăn chân gà làm tăng hay giảm cân sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách chế biến. Các món ăn từ chân gà dưới đây sẽ là gợi ý thích hợp cho những ai đang cần giảm cân giữ dáng.
4.1. Chân gà luộc
Đây chắc chắn là món ăn từ chân gà đứng top đầu trong tất cả các cách chế biến. Món luộc sẽ giúp bạn hạn chế việc sử dụng dầu mỡ đồng thời bảo toàn tối đa lượng dinh dưỡng trong chân gà. Để có món chân gà luộc thơm ngon, cần lưu ý chọn chân gà tươi sạch và khi luộc nên bỏ vào nồi một ít muối, một củ gừng đập dập và một cây sả.
4.2. Chân gà ngâm sả ớt
Nếu cảm thấy món chân gà luộc hơi nhạt nhẽo, hãy thử thưởng thức món chân gà ngâm sả ớt – Một món ăn chống ngán và phù hợp với những ai đang ăn kiêng giảm béo. Hơn nữa, bạn chỉ cần làm một lần là có thể bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong nhiều ngày. Công thức làm chân gà ngâm sả ớt phức tạp hơn chân gà luộc khá nhiều, cụ thể:
– Bước 1: Rửa sạch chân gà, cắt bỏ móng rồi sử dụng rượu trắng, chanh và gừng đập dập để làm sạch vi khuẩn và chất nhờn bám trên chân gà.
– Bước 2: Cho chân gà vào nồi luộc ngập nước trong khoảng 20 phút rồi vớt ra ngâm vào nước lạnh 15 phút.
– Bước 3: Để làm nước ngâm, chúng ta sử dụng nước mắm, giấm (hoặc quất), đường tạo thành một hỗn hợp sau đó đun sôi và để nguội. Tiếp theo, chúng ta sẽ cho thêm sả xay, sả thái lát, nước mắm, ớt, tiêu, tỏi, lá chanh thái lát nhỏ và chân gà vào trộn đều.
– Bước 4: Cuối cùng, chúng ta bỏ chân gà và nước ngâm vào một hộp thực phẩm sạch rồi đậy nắp lại, đợi một ngày là có thể thưởng thức.
4.3. Chân gà rang muối
Muối có khả năng tăng cường đốt cháy mỡ thừa, hơn nữa vì đây là món rang nên sẽ không cần sử dụng nhiều dầu mỡ. Cách làm món chân gà rang muối cũng không quá cầu kỳ.
– Bước 1: Rửa chân gà thật sạch rồi để ráo.
– Bước 2: Cắt nhỏ sả.
– Bước 3: Trộn muối và gạo tẻ theo tỉ lệ 1:1 rồi rang lên và giã nhuyễn
– Bước 4: Cho một ít dầu ăn vào chảo, đến khi dầu nóng thì bỏ sả vào chiên thơm sau đó cho chân gà vào.
– Bước 5: Rang đến khi chân gà chín thì bỏ muối và chân gà vào tô xóc đều và đổ ra đĩa.
4.4. Chân gà hấp hành
Tương tự như chân gà luộc, món ăn này được chế biến khá đơn giản chỉ với 3 bước:
– Bước 1: Rửa sạch chân gà, cắt bỏ móng và bỏ đi lớp da vàng bên ngoài.
– Bước 2: Ướp chân gà trong 15 phút với hỗn hợp muối, ớt bột và tiêu theo tỉ lệ 1:2:2 sau đó xếp hành lá đã rửa sạch phía dưới và xếp chân gà lên trên. Lặp lại liên tục cứ 1 lớp hành lá thì 1 lớp chân gà đến khi hết rồi bỏ vào hấp.
– Bước 3: Bày chân gà sau khi được hấp chín ra đĩa, có thể thêm một ít hành lá thái nhỏ để trang trí và sử dụng muối tiêu chanh để chấm cùng.
5. 5+ lưu ý khi ăn chân gà giúp hạn chế tăng cân
Nắm rõ những lưu ý dưới đây, bạn có thể ăn chân gà thoải mái mà không lo bị tăng cân:
– Không ăn cùng lúc quá nhiều chân gà không ăn vượt quá 900g chân gà mỗi ngày.
– Ăn kèm trái cây và các loại rau xanh khi ăn chân gà giúp cân bằng dưỡng chất cơ thể.
– Cần kết hợp với các loại thực phẩm chứa tinh bột như cơm, sắn, khoai,… để giảm cảm giác ngán đồng thời nạp thêm dinh dưỡng cho cơ thể.
– Không nên ăn chân gà cùng với các loại thực phẩm có nhiều calo như thịt, hạt điều, đậu phộng, bơ, mè,… sẽ dễ gây tăng cân.
– Không nên ăn chân gà sau 16 giờ, đặc biệt là những người dễ tăng cân.
– Chỉ nên ăn chân gà tối đa 1 – 2 lần/tuần.
Trên đây là những chia sẻ về thắc mắc chân gà bao nhiêu calo và một số lưu ý khi ăn chân gà để không bị tăng cân. Hy vọng với những kiến thức trên, bạn có thể tự xây dựng cho mình một thực đơn ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng.