Trứng vịt bao nhiêu calo? Giảm cân có nên ăn trứng vịt?

Trong ẩm thực Việt Nam, trứng vịt là một loại thực phẩm rất quen thuộc. Không chỉ dễ ăn, dễ chế biến mà trứng vịt còn là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe. Bài viết này hãy cùng tìm hiểu trứng vịt bao nhiêu calocách ăn trứng vịt như thế nào để giảm cân hiệu quả.

1. Trứng vịt bao nhiêu calo và sở hữu thành phần dinh dưỡng nào?

Trung bình, một quả trứng vịt nếu có trọng lượng 100g nếu chưa chế biến sẽ cung cấp 185 calo. Tuy nhiên thực tế, một quả trứng vịt chúng ta ăn hàng ngày thường chỉ có trọng lượng 55 – 70g tương đương 120 – 130 calo và mức dao động sẽ tùy thuộc vào kích thước của quả trứng. Ngoài ra, nếu quả trứng vịt có đến 2 lòng đỏ thì lượng calo của trứng sẽ cao hơn khá nhiều so với trứng vịt thông thường.

Lượng calo của trứng vịt sẽ thay đổi tùy theo cách chế biến và các món ăn, gia vị đi kèm. Trong số các món ăn làm từ trứng, trứng vịt luộc là món ăn gần như giữ nguyên được lượng calo và cơ thể sẽ được nạp 110 – 120 calo (do cơ thể chỉ hấp thu được 90% hàm lượng calo của trứng vịt).

Một quả trứng vịt sẽ cung cấp 110 - 120 calories cho cơ thể
Một quả trứng vịt sẽ cung cấp 110 – 120 calories cho cơ thể

Thành phần dinh dưỡng có trong 1 quả trứng vịt:

  • Chất đạm: 18% DV
  • Chất béo: 14g
  • Vitamin B1: 7% DV
  • Vitamin B2: 17% DV
  • Vitamin B5: 13% DV
  • Vitamin B9: 14% DV
  • Vitamin B12: 63% DV
  • Cholesterol: 295% DV
  • Vitamin E: 5% DV
  • Sắt, choline, photpho, kẽm, selen,…

2. Có bị tăng cân khi ăn trứng vịt không?

Trước khi nắm rõ thông tin trứng vịt bao nhiêu calo, một số người vẫn cho rằng trứng vịt rất ít calo. Thực tế, không như nhiều người vẫn nghĩ, trứng vịt có hàm lượng calo khá cao và nếu ăn nhiều với tần suất thường xuyên thì hoàn toàn có thể gây tăng cân, béo phì. 

Cơ thể một người trưởng thành bình thường ít vận động cần khoảng 2000 calo/ngày, trong khi đó một quả trứng vịt đã chứa khoảng 120 calo, tương đương 6% nhu cầu năng lượng của 1 ngày. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ ăn số lượng trứng vịt vừa phải sẽ hỗ trợ rất tốt cho việc giảm cân, giúp bạn no lâu hơn và giảm cảm giác thèm ăn. 

Vậy nên, điều quan trọng là phải cân bằng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn kết hợp với chế độ tập luyện phù hợp.

3. 4 lợi ích mà trứng vịt đem lại cho sức khỏe

Là một trong những thực phẩm siêu dinh dưỡng, trứng vịt mang đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

3.1. Làm chậm quá trình lão hóa

Trứng vịt chứa chất chống oxy hóa có tên Carotenoid, giúp bảo vệ DNA và tế bào không bị stress oxy hóa đồng thời phòng ngừa các bệnh mãn tính hiệu quả.

3.2. Ngăn ngừa ung thư và các bệnh về mắt

Trong lòng đỏ của trứng vịt có chứa caroten, zeaxanthin, cryptoxanthin và lutein có khả năng làm giảm tình trạng thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi và ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về mắt, bệnh tim và ung thư.

3.3. Có lợi cho não

Trong lòng đỏ trứng vịt có 2 chất dinh dưỡng rất tốt cho não bộ là choline và lecithin. Tương tự như vitamin, choline là một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp bảo vệ màng tế bào khỏe mạnh, hỗ trợ não bộ hoạt động và tăng cường sức khỏe não bộ của thai nhi.

Ăn lòng đỏ trứng vịt giúp hỗ trợ hoạt động của não bộ
Ăn lòng đỏ trứng vịt giúp hỗ trợ hoạt động của não bộ

3.4. Tốt cho xương, răng và phòng chống bệnh tim, thần kinh

Không chỉ lòng đỏ, lòng trắng trứng cũng có hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào tốt cho sức khỏe tốt cho sức khỏe. Protein, peptit và chất chống oxy hóa là những dưỡng chất quan trọng giúp chắc khỏe xương, răng. Ngoài ra, các chất này còn giúp hạn chế tối đa tình trạng thoái hóa thần kinh, bệnh tim đồng thời bảo vệ cơ thể trước nguy cơ nhiễm trùng.

4. Ăn trứng vịt với số lượng bao nhiêu là hợp lý?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng vịt có thể sử dụng cho nhiều đối tượng để bổ sung các chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, ở mỗi độ tuổi sẽ có định lượng riêng nhằm đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng.

– Trẻ dưới 6 tháng tuổi: 1 lòng đỏ/tuần nhưng phải được xay nhuyễn.

– Trẻ trên 7 tháng tuổi: ăn 2 lần/tuần, mỗi lần 1/2 lòng đỏ

– Trẻ từ 8 – 9 tháng tuổi: ăn 2 lần/tuần, mỗi lần 1 lòng đỏ

– Trẻ từ 10 – 12 tháng tuổi: ăn 2 lần/tuần, mỗi lần 1 quả

– Trẻ dưới 2 tuổi: ăn 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần 1 quả

– Người lớn: 3 – 4 lần/tuần, tối đa 5 quả/tuần

Lưu ý nếu bạn bị cao huyết áp hoặc hàm lượng cholesterol trong máu cao thì chỉ nên ăn trứng vịt 1- 2 lần/tuần.

5. Những lưu ý có thể bạn chưa biết khi ăn trứng vịt

Mặc dù là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn, bạn vẫn phải chú ý đến một số vấn đề sau.

5.1. Dị ứng

Protein có trong trứng vịt có thể gây nên tình trạng dị ứng, đặc biệt là ở trẻ em. Các triệu chứng dễ nhận biết nhất là phát ban, nôn mửa, khó tiêu, tiêu chảy hoặc nặng hơn là sốc phản vệ, ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy nên, nếu bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong trứng vịt, tốt nhất nên tránh sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn để đảm bảo an toàn.

5.2. Nguy cơ mắc bệnh

Với những ai có hệ miễn dịch kém sẽ rất dễ bị tấn công bởi salmonella – một loại vi khuẩn có thể có trong trứng vịt và là nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm khuẩn đường ruột. Vậy nên, để bảo vệ sức khỏe của chính mình, bạn nên bảo quản trứng vịt ở ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ dưới 4℃. Đặc biệt khi chế biến các món ăn từ trứng vịt, hãy đảm bảo rằng lòng đỏ đã được nấu chín hoàn toàn, không nên ăn trứng sống hoặc để lòng đào sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn salmonella xâm nhập và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột.

Trứng cần được làm chín để hạn chế vi khuẩn
Trứng cần được làm chín để hạn chế vi khuẩn

5.3. Nhiều cholesterol

Phần lòng đỏ trứng vịt chứa hàm lượng cholesterol khá cao, vậy nên những ai đang mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp hoặc đang trong chế độ giảm cân cần lưu ý hạn chế ăn loại thực phẩm này hoặc chỉ ăn lòng trắng trứng để giảm thiểu tối đa lượng cholesterol, tốt cho cơ thể.

6. Nên mua trứng gà hay trứng vịt?

Trứng gà và trứng vịt là hai loại thực phẩm thường xuyên xuất hiện trong thực đơn hàng ngày. Cả hai loại đều có hương vị rất thơm ngon, chế biến được nhiều món ăn và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về việc nên lựa chọn trứng gà hay trứng vịt.

– Xét về mùi vị, trứng gà được đánh giá là ít tanh và dễ ăn hơn, còn trứng vịt sẽ tanh hơn một chút nhưng bù lại, hương vị lại đậm đà và béo ngậy hơn.

– Xét về thành phần, trứng vịt thường có kích thước to hơn trứng gà nên các chất dinh dưỡng như protein, axit béo Omega-3, vitamin B9, B12 cũng có hàm lượng cao hơn.

7. Cách lựa chọn và bảo quản trứng vịt lâu dài

Trứng vịt nếu muốn đảm bảo hương vị và chất dinh dưỡng cần được lựa chọn và bảo quản cẩn thận.

7.1. Cách chọn trứng vịt

Soi dưới ánh đèn: Nếu trứng có lòng đỏ màu hồng trong suốt, nằm cố định và chiều rộng của túi khí không vượt quá 1cm thì đó là trứng tươi. Còn nếu lòng đỏ trứng vịt có màu sắc không đồng đều và xuất hiện đường vân, vết đỏ, túi khí rộng hơn 1,5cm thì đó là trứng vịt đã hỏng hoặc để lâu ngày.

Lắc trứng: Trường hợp không nghe thấy có tiếng động phát ra thì đây là trứng vịt tươi. Ngược lại, nếu có tiếng động phát ra bên trong thì quả trứng vịt đó đã để lâu ngày.

Quan sát vỏ trứng: Trứng vịt có vỏ sáng màu, bên ngoài phủ một lớp phấn trắng, cầm chắc tay là những quả trứng tươi. Những quả trứng hư thường có vỏ sẫm màu và mùi hôi thoang thoảng.

Dùng dung dịch muối: Pha nước có dung dịch muối 10% và thả trứng vào thau nước, trứng mới còn tươi sẽ chìm xuống đáy còn nếu trứng để lâu ngày hoặc đã hỏng sẽ nổi lên mặt nước.

Cách chọn trứng vịt đơn giản, hiệu quả
Cách chọn trứng vịt đơn giản, hiệu quả

7.2. Bảo quản trứng vịt

Để trong tủ lạnh: Lưu ý cần rửa sạch trứng trước khi bỏ vào tủ lạnh để loại bỏ vi khuẩn, nên để đầu to của trứng lên trên và sử dụng các khay chuyên dụng cho trứng để tránh làm trứng bị vỡ. Bạn chỉ nên để trứng trong tủ lạnh 3 – 5 tuần, không nên để lâu hơn vì sẽ làm mất hương vị và có thể bị hỏng.

Sử dụng giấy báo, thùng carton: Trứng sau khi mua về hãy lau sạch và bọc trứng trong giấy báo rồi để vào thùng carton. Đặt chúng vào nơi râm mát hoặc gầm giường có thể bảo quản được 1 tháng.

Sử dụng dầu ăn: Quét lên vỏ trứng một lớp dầu ăn và để trứng ở những nơi có nhiệt độ 25 – 32℃, trứng sẽ vẫn đảm bảo chất lượng và không bị hư hỏng trong vòng 1 tháng.

Sử dụng muối ăn: Vùi trứng vào muối ăn sẽ giúp bạn bảo quản trứng vịt trong 2 – 3 tuần và vẫn giữ được độ tươi ngon.

Sử dụng vỏ trấu: Phủ một lớp trấu lên trứng rồi để trứng ở nơi râm mát sẽ giúp bạn bảo quản trứng trong 1 tháng mà không cần sử dụng đến tủ lạnh.

Bài viết trên đã cung cấp đến bạn các thông tin liên quan đến vấn đề trứng vịt bao nhiêu calo, hàm lượng dinh dưỡng có trong trứng vịt cũng như các lưu ý cần biết khi lựa chọn, tiêu thụ và bảo quản trứng vịt. Hãy bổ sung một lượng vừa đủ để vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể vừa hạn chế tăng cân nha.