Súp cua là một món ăn ngon và giàu dinh dưỡng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, hàm lượng calo trong món ăn này vẫn là vấn đề khiến nhiều người lo lắng và không biết nó có phù hợp với chế độ ăn kiêng của họ hay không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu súp cua bao nhiêu calo và cách để tối ưu hóa lượng calo của món ăn này trong bữa ăn của bạn.
1. Súp cua bao nhiêu calo? Theo nghiên cứu từ chuyên gia
Các chuyên gia đã nghiên cứu và kết luận rằng 1 ly súp cua trung bình sẽ chứa 256 calo. Súp cua được chế biến từ các nguyên liệu như thịt cua, rau mùi, mộc nhĩ, bắp,… nếu bạn lựa chọn nguyên liệu khác nhau thì lượng calo trong súp cua cũng sẽ thay đổi theo. Dưới đây là thông tin về hàm lượng calo của một số loại súp cua bạn có thể tham khảo.
– Súp măng cua: 60 – 90 calories/ly
– Súp cua thập cẩm full topping: 416 – 430 calories/ly
– Súp cua trứng muối: 315 – 330 calories/ly
– Súp cua óc heo: 280 – 310 calories/ly
– Súp cua truyền thống: 230 – 256 calories/ly
– Súp cua óc heo trứng bắc thảo: 380 – 400 calories/ly
– Súp cua trứng muối: 315 – 330 calories/ly
2. Ăn súp cua tăng hay giảm cân?
Hẳn đã hơn 1 lần bạn tự đặt cho mình câu hỏi súp cua bao nhiêu calo hay ăn súp cua có bị tăng cân không? Súp cua thường bao gồm đầy đủ các loại rau củ và hải sản, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như protein và vitamin,… Vậy nên, khi sử dụng món ăn này, cơ thể sẽ được hỗ trợ để loại bỏ các chất dư thừa.
So với hàm lượng calo mà một người trưởng thành cần sử dụng trong 1 ngày, có thể thấy lượng calo trong súp cua không quá cao. Nếu món ăn được làm từ cua tươi, rau xanh, gia vị tươi và không có chất béo dư thừa thì nó có thể giúp duy trì cân nặng hiện tại của bạn.
3. Dinh dưỡng trong súp cua và lợi ích về sức khỏe
Dinh dưỡng trong súp cua mang đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe mà có thể bạn chưa biết.
3.1. Hàm lượng dinh dưỡng trong súp cua
Vì được chế biến từ nhiều thành phần nên trong súp cua chứa đựng hàm lượng dinh dưỡng vô cùng lớn, cụ thể:
– Protein: Tùy vào mỗi loại súp cua mà lượng protein có thể có từ 10 – 20g.
– Carbohydrate: Hàm lượng của carbohydrate trong súp cua gần như tương đương với protein, dao động từ 10 – 20g.
– Vitamin và khoáng chất: Trong súp cua chứa rất nhiều loại vitamin khác nhau như vitamin A, B6, C và một số khoáng chất gồm selen, kẽm, canxi, đồng và kẽm.
– Chất béo: Trong 1 ly súp cua trung bình chỉ chứa 1 – 5g chất béo, một hàm lượng không quá cao.
– Chất xơ: Lượng chất xơ trong súp cua không quá cao mà chỉ ở mức trung bình từ 2 – 5g tùy vào từng loại súp cua.
3.2. Lợi ích về sức khỏe do súp cua mang lại
Dưới đây là 3 lợi ích rõ nhất mà súp cua mang đến cho cơ thể.
– Bổ sung Omega-3: Omega-3 là một loại axit béo không no mà cơ thể không sản xuất được đầy đủ nhưng lại cực kỳ cần thiết cho sức khỏe. Vì vậy, nếu muốn bổ sung thêm loại chất này, chúng ta cần sử dụng thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng. Các loại cua và hải sản khác đều là nguồn cung cấp Omega-3 dồi dào.
– Bổ sung sắt: Sắt là một khoáng chất quan trọng giúp cơ thể tạo ra hồng cầu để mang oxy đến các tế bào trong cơ thể. Một khẩu phần súp cua có thể cung cấp khoảng 2,8mg sắt, chiếm tỷ lệ khá cao lượng sắt cơ thể cần trong 1 ngày.
– Cung cấp chất đạm: Chất đạm là thành phần chính của tế bào và các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời súp cua cũng là món ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng được đánh giá ở mức cao.
4. Hướng dẫn cách làm súp cua healthy cho người đang giảm cân
Nếu bạn đang thực hiện kế hoạch giảm cân và cần hạn chế calo trong súp cua thì công thức dưới đây chính là dành cho bạn.
Nguyên liệu:
– 1 củ cà rốt, 1 củ hành tây băm nhuyễn
– 1 củ tỏi, băm nhỏ
– 1/2 củ cải trắng, băm nhỏ
– 1/2 củ cải đỏ, băm nhỏ
– 200g thịt cua, đã tách thịt và xay nhuyễn
– 1,5 lít nước dùng xương gà hoặc nước lọc
– 2 muỗng canh dầu ô liu
– Nước cốt chanh, nước tương
– Rượu trắng
– Rau thơm, gia vị theo sở thích
Cách thực hiện:
– Đun nóng dầu ô liu trong một nồi lớn rồi xào thơm cà rốt, hành tây và tỏi.
– Thêm lần lượt cải trắng, cải đỏ và thịt cua xay vào đảo đều đến khi chín mềm.
– Đổ nước vào đun sôi cùng với rượu trắng, nước cốt chanh và nước tương.
– Nước sôi hạ nhỏ lửa đun tiếp trong 10 phút rồi thêm gia vị, rau thơm theo sở thích và tiếp tục đun thêm 5 phút mới tắt bếp.
Như vậy, chỉ với các nguyên liệu hết sức đơn giản và cách làm dễ thực hiện, bạn có thể tự nấu súp cua tại nhà theo một phiên bản healthy và ít calo hơn.
5. Lưu ý quan trọng khi ăn súp cua giảm cân
Hàm lượng calo không quá cao nên súp cua thường xuất hiện trong thực đơn ăn kiêng của nhiều người. Thế nhưng bạn vẫn cần lưu ý đến một số vấn đề sau để bảo vệ sức khỏe và duy trì hiệu quả giảm cân.
– Súp cua là món ăn chống chỉ định với những người có sức khỏe yếu, có tỳ vị hư hàn, người gặp vấn đề về tiêu hóa, tim mạch, huyết áp cao. Những người bị dị ứng hải sản hoặc bị bệnh gút cũng không nên ăn súp cua.
– Để giảm bớt tính hàn của súp cua, bạn nên ăn kèm với gừng, ngò, lá tía tô và hành.
– Nếu có thời gian, hãy tự nấu súp cua tại nhà. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa lượng calo nạp vào và đảm bảo dinh dưỡng của món ăn.
– Cố gắng nêm nếm ít gia vị nhất có thể để tránh gây tích nước.
– Không chỉ súp cua mà hầu hết các món ăn bạn đều không nên ăn vào buổi tối vì sẽ gây khó tiêu và calo không được giải phóng hết.
Bài viết trên đã giúp bạn trả lời câu hỏi súp cua bao nhiêu calo. Với những nguyên liệu tươi và cách chế biến đúng cách, súp cua không chỉ là một món ăn dinh dưỡng mà còn không gây tăng cân quá nhiều. Vì vậy, đừng lo lắng về lượng calo mà hãy thoải mái ghi tên món ăn này vào thực đơn ăn kiêng của bản thân.