Sắn bao nhiêu calo? Ăn củ khoai mì có gây béo không?

Sắn bao nhiêu calo nhận được sự quan tâm rất nhiều, đặc biệt đối với các tín đồ giảm cân. Theo nghiên cứu, cứ 100g sắn luộc chỉ chứa 115 calo. Chỉ số calo của sắn ở mức trung bình, không gây ảnh hưởng đến cân nặng. Đặc biệt, khoai mì có khả năng hỗ trợ giảm cân cực bất ngờ khi áp dụng công thức chế biến khoa học, phù hợp.

1. Sắn bao nhiêu calo? Thành phần dinh dưỡng củ khoai mì sở hữu

Trước câu hỏi ” Sắn bao nhiêu calo?”, các cuộc phân tích chuyên sâu được thực hiện và cho kết quả trong 100g sắn luộc chỉ chứa 115 calo. Chỉ số calo của sắn ở mức trung bình, không gây ảnh hưởng đến cân nặng. 

Đặc biệt, các nghiên cứu còn cho kết quả bất ngờ bởi trong thành phần khoai mì có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể như:

– Chất xơ: 1g.

– Carb: 27g.

– Và các chất khác như: Đường, Natri, Thiamine, Photpho, Canxi, Riboflavin, Niacin, Vitamin A, B, D…

Trong 100g sắn luộc chỉ chứa 115 calo
Trong 100g sắn luộc chỉ chứa 115 calo

2. Ăn củ sắn có gây béo không? Có tăng cân không?

Với những ai đang có nhu cầu giảm cân, khoai mì hoàn toàn lý tưởng để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày mà không lo béo. Lý do bởi lượng calo trong sắn không quá cao, chỉ khoảng 115 calo/100g. Nếu mỗi ngày tiêu thụ 200g thì chỉ mới nạp vào cơ thể 230 calo ( trong khi mức calo tiêu chuẩn mỗi ngày sẽ giao động từ 2000 – 2500 calo).

Đặc biệt, ăn củ sắn có thể hỗ trợ quá trình giảm cân nhờ hàm lượng lớn chất xơ và Carbohydrate trong loại củ này. Carbohydrate sẽ giúp thúc đẩy tăng cường đốt cháy mỡ thừa và giúp cơ thể hạn chế hấp thu chất béo. Chất xơ giúp cơ thể giữ trạng thái no trong thời gian dài, ngăn chặn tình trạng thèm ăn vặt. Tác dụng giữ cơ thể no lâu còn nhờ sắn chứa tới 80% là nước. Bởi vậy, quá trình hình thành mỡ trong cơ thể bị ức chế, ngăn chặn tăng cân, tăng mỡ.

Khoai mì hoàn toàn lý tưởng để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày mà không lo béo.
Khoai mì hoàn toàn lý tưởng để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày mà không lo béo

3. Ăn củ sắn tốt cho sức khoẻ không?

Củ sắn được mệnh danh là loại “củ vàng” cho sức khỏe. Nhờ sở hữu những chất dinh dưỡng vô cùng tốt, sắn giúp người ăn cải thiện được nhiều loại bệnh. Cụ thể, sau quá trình nghiên cứu chuyên sâu, chuyên gia sức khỏe đã phát hiện được nhiều lợi ích tuyệt vời của loại củ này như sau:

– Giảm tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa: Hội chứng chuyển hoá thường gặp ở những người cùng lúc mắc nhiều loại bệnh như mỡ máu, huyết áp cao, mức cholesterol quá mức cho phép và dễ bị tiểu đường. Trong khoai mì chứa các chất flavonoid và chất xơ sẽ giúp cơ thể tăng đề kháng, chống lại các căn bệnh này.

– Giúp vết thương mau lành: Vitamin C trong sắn có khả năng hỗ trợ kích thích sản sinh collagen, hình thành lên cấu trúc mô da. Vậy nên, những người đang bị thương, mới phẫu thuật thường được khuyến nghị bổ sung các món ăn từ củ sắn để đẩy tốc độ lành.

– Ngăn ngừa suy dinh dưỡng: Theo nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng Đông Nam Á, củ khoai mì chứa nhiều dinh dưỡng, bao gồm tinh bột, chất xơ, vitamin và chất khoáng. Vậy nên, món ăn này có tác dụng bổ sung dưỡng chất, ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng và trẻ em.

– Giảm huyết áp: Tác dụng giảm huyết áp của củ sắn được bác sĩ Viện tim mạch đánh giá rất cao. Nhờ chứa lượng kali lớn, ăn củ khoai mì đều đặn theo chỉ dẫn sẽ giúp cân bằng natri, giúp giảm huyết áp về trạng thái cân bằng.

4. Cách ăn khoai mì giảm cân hiệu quả ít ai biết

Để cho ra lò món ăn từ sắn ngon miệng không khó, nhưng để đảm bảo đủ tiêu chí ngon miệng, giảm cân lại không đơn giản. Những món ăn như sắn hấp cốt dừa, sắn nướng bơ vô cùng ngon miệng nhưng lại “tối kỵ” cho những ai đang chinh phục thân hình sline, thay vào đó, dưới đây là 3 cách ăn sắn giảm cân cực hiệu quả, không lo lắng sắn bao nhiêu calo.

4.1. Giảm cân thần tốc với sắn luộc

Sắn chứa lượng chất xơ rất lớn, và phương pháp luộc sẽ giúp bảo toàn trọn vẹn lượng chất xơ này, giúp hỗ trợ quá trình loại bỏ mỡ thừa cực hiệu quả. 

Cách làm:

– Gọt vỏ củ sắn, sau đó cắt thành các khúc cỡ vừa.

– Cho toàn bộ khoai mì vào trong nồi, đổ nước mức độ ngập và thêm vài hạt muối.

– Đun đến khi nước luộc khoai mì sôi, lấy đủ chọc vào sắn thấy mềm, thân sắn bắt đầu bung ra thì tắt bếp và cho ra rổ.

Giảm cân thần tốc với sắn luộc
Giảm cân thần tốc với sắn luộc

4.2. Bánh củ sắn – Ngon miệng, giảm mỡ cực hiệu quả

Thay vì các loại bánh ăn vặt nhiều đường, bánh củ sắn là lựa chọn tốt nhất cho các tín đồ giảm cân. Món ăn thơm ngon, bùi bùi, ngậy ngậy chinh phục mọi thực khách.

Cách làm:

– Sau khi sắn được luộc sạch, lấy muôi hoặc dĩa dằm nhuyễn và trộn cùng dừa nạo sợi.

– Nặn phần khoai mì vừa rồi theo hình tùy thích rồi cho vào lò nướng 180 độ trong 20 phút.

– Thường xuyên quan sát, lật mặt bánh để đảm bảo vàng đều là có thể lấy ra và thưởng thức.

4.3. Chè khoai mì – Món chè thanh nhiệt giảm cân nức tiếng

Chè củ sắn trứ danh là món chè thanh nhiệt giảm cân, lành tính cho mọi độ tuổi. Ăn chè sắn đều đặn sẽ giúp thanh lọc cơ thể, đào thải mỡ và chất độc ra ngoài.

Cách làm:

– Sau khi sắn được luộc sạch, lấy muôi hoặc dĩa dằm nhuyễn rồi nặn thành các viên kích thước hạt lựu.

– Đun sôi nước, đổ thêm 1 bát bột sắn dây hoà tan vào khuấy đến khi nước bắt đầu đặc sệt, cho thêm cốt dừa, sau đó cho các viên sắn đã nấu vào nồi, thêm đường ăn kiêng và dừa nạo sợi vào, đun thêm 3 phút sẽ tắt bếp.

– Cho chè củ sắn ra bát và thưởng thức.

Chè khoai mì - Món chè thanh nhiệt giảm cân nức tiếng
Chè khoai mì – Món chè thanh nhiệt giảm cân nức tiếng

5. Lưu ý khi ăn sắn đảm bảo an toàn, tránh ngộ độc

Sắn sẽ là loại “thực phẩm vàng” nếu được sử dụng một cách hợp lý. Những loại thực phẩm này cũng sẽ có thể tấn công sức khỏe nếu ăn sai cách. Đã có không ít người gặp tình trạng đau đầu, chóng mặt, nôn mửa,… sau khi ăn sắn do bị ngộ độc chất xyanua. Vậy nên, nếu đang muốn bổ sung củ sắn vào thực đơn của mình, cần lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn, tránh gây ngộ độc.

– Không ăn củ sắn sống

Tình trạng đau đầu, chóng mặt, nôn mửa,… khi ăn củ sắn sống cao hơn hẳn so với người ăn củ sắn chín. Bởi trong sắn sống, hàm lượng hóa chất độc hại ở mức cao nhất.

– Không ăn phần vỏ của sắn

Trong vỏ của củ sắn có chứa rất nhiều các hợp chất tạo xyanua khiến người ăn bị ngộ độc. Vậy nên, cần gọt sạch phần vỏ này trước khi ăn.

– Ngâm toàn bộ củ sắn trong nước trước khi chế biến

Theo nghiên cứu, tiến hành ngâm khoai mì trong nước khoảng 60 phút trước khi chế biến sẽ giúp giảm lượng lớn chất độc trong củ, đảm bảo an toàn cho người ăn hơn.

– Nấu chín củ khoai mì trước khi thưởng thức

Nếu chín kỹ củ khoai mì trước khi ăn có tác dụng loại bỏ hoàn toàn chất độc hại chứa trong thành phần của củ sắn. Đặc biệt, hiệu quả cao nhất ở phương pháp luộc và phương pháp nướng.

– Nên ăn khoai mì kết hợp thực phẩm chứa nhiều protein

Protein có tác dụng loại bỏ xyanua còn sót lại trong củ sắn. Vì thế, khoai mì được khuyến khích ăn cùng các thực phẩm chứa nhiều protein.

6. Giải đáp thắc mắc khác về việc ăn sắn giảm cân

Không chỉ băn khoăn về sắn bao nhiêu calo, có rất nhiều thắc mắc thú vị khác xoay quanh loại củ này. Cùng giải đáp ngay những vấn đề mà không ít người đang cùng gặp phải trong quá trình ăn sắn giảm cân.

– Nên ăn bao nhiêu sắn trong ngày?

Ăn khoảng 1 – 2 củ sắn/ngày, và ăn từ 2 – 3 lần/tuần. Đây là tần suất ăn sắn được khuyến nghị từ các chuyên gia tại Viện dinh dưỡng Hoa Kỳ. Với mức độ này, người ăn sẽ không lo tăng cân hay tích tụ chất độc từ sắn vào cơ thể.

– Chế biến làm chín khoai mì có gây hao hụt giá trị dinh dưỡng không?

Chế biến khoai mì sẽ làm giảm bớt giá trị dinh dưỡng loại củ này. Tuy nhiên, vẫn ưu tiên chế biến chín kỹ để đảm bảo loại bỏ hết độc tố trong sắn, tránh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ khi thưởng thức món ăn chế biến từ sắn.

– Ăn củ sắn gây mụn không?

Trong đông y, sắn được biết đến với tính mát, rất lành cho sức khỏe. Người ăn yên tâm ăn khoai mì không gây mụn và còn là món ăn ý tưởng cho mùa hè.

– Mẹ bỉm sữa ăn sắn có bị mất sữa không?

Nhiều mẹ bỉm sữa lo sợ ăn sắn sẽ bị mất sữa. Tuy nhiên, chưa tài liệu khoa học nào chỉ ra rằng ăn khoai mì sẽ khiến mất sữa. Nên mẹ bỉm sữa hoàn toàn có thể ăn sắn, nhưng cần đảm bảo chế biến chín kỹ, loại bỏ vỏ trước khi ăn để tránh gây ngộ độc.

Trên đây là câu trả lời cho sắn bao nhiêu calo và các thông tin khác về loại củ này. Để tìm hiểu thêm về chỉ số calo trong thực phẩm, cùng khám phá các bài chia sẻ khoa học khác trên website!