Rối loạn nội tiết tố là một tình trạng khá phổ biến hiện nay, có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới. Vậy nguyên nhân gây ra là gì? Có cách nào giúp điều trị bệnh lý này không? Đừng bỏ qua bài viết này để có câu trả lời chi tiết bạn nhé!
1. Rối loạn nội tiết tố là gì?
Rối loạn nội tiết tố hay còn gọi là rối loạn hormone, là tình trạng xảy ra khi trong máu có quá nhiều hoặc quá ít hormone. Rối loạn nội tiết có khả năng xảy ra ở cả nam và nữ, và không ngoại trừ bất cứ lứa tuổi nào. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra rối loạn nội tiết tố. Điều này sẽ được lý giải kỹ hơn ở phần mục tiếp theo.
2. Nguyên nhân rối loạn nội tiết tố
Các tuyến nội tiết là các tế bào giữ vai trò chuyên sản xuất, lưu trữ và giải phóng hormone vào máu. Trên cơ thể có rất nhiều tuyến nội tiết có chức năng kiểm soát các cơ quan khác nhau như: tuyến tùng, tuyến yên, tuyến dưới đồi, tuyến giáp và tuyến cận giáp, tuyến thượng thận, tuyến sinh dục (tinh hoàn và buồng trứng),…
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng rối loạn hormone. Thường là do những thói quen được hình thành trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày và yếu tố môi trường. Cụ thể như:
- Chán ăn
- Thừa vân
- Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài
- Sử dụng thuốc tránh thai
- Lạm dụng thuốc steroid đồng hóa
- Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ
- Thiếu ngủ
- Hóa trị và xạ trị
- Cơ thể hấp thụ quá nhiều Phytoestrogen – loại estrogen tự nhiên được tìm thấy trong các sản phẩm làm từ đậu nành
- Do tiếp xúc với các loại hóa chất, độc tố, chất gây ô nhiễm như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…
Ngoài ra, rối loạn nội tiết tố còn có thể gây ra bởi một số bệnh lý mà cơ thể mắc phải. Ví dụ như:
- Bệnh tiểu đường tuýp 1 và 2
- Bướu cổ do thiếu i – ốt
- Khối u trong tuyến yên
- Viêm tụy di truyền
- Huyết áp cao
- Huyết áp thấp
- Suy giáp
- Cường giáp
- Sản xuất ít hoặc quá mức hormone tuyến cận giáp
- Nồng độ hormone cortisol cao
- Bệnh Addison (nồng độ cortisol và aldosterone thấp)
- Khối u lành tính và u nang ảnh hưởng đến tuyến nội tiết
- Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh
- Bị dị ứng hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng
- Hội chứng Turner (ở nữ chỉ có một nhiễm sắc thể X hoạt động)
- Hội chứng Prader – Willi (một căn bệnh rối loạn hiếm gặp dẫn đến một số vấn đề về thể chất, tinh thần và hành vi ở trẻ)
3. Cách điều trị rối loạn nội tiết tố
Mặc dù trong thời đại y học phát triển như hiện nay có rất nhiều cách điều trị rối loạn nội tiết. Song, để có thể dứt điểm triệt để bệnh lý này thì vẫn còn là một vấn đề nan giải và cần có sự kiên trì từ người bệnh. Dưới đây là một số cách điều trị phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
3.1. Điều trị bằng thuốc
Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu rối loạn nội tiết tố, điều đầu tiên mà bạn cần làm đó là đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra tình trạng cụ thể. Từ đó có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Sử dụng thuốc được cho là cách điều trị phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh lý cũng như mức độ rối loạn mà các bác sĩ sẽ chỉ định nên dùng thuốc hay không. Trong một số trường hợp cần thiết có thể sẽ cho áp dụng liệu pháp thay thế hormone (thường là hormone hóa dược được tổng hợp từ nguồn gốc hóa dược). Đây là phương pháp đưa estrogen và progesterone vào cơ thể nhằm giúp cân bằng lại nội tiết tố.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị rối loạn nội tiết cần sử dụng kèm theo một số loại thuốc khác. Phổ biến nhất là thuốc an thần, các loại vitamin, thực phẩm chức năng giúp bổ sung nội tiết tố có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên. Hoặc thực phẩm chức năng hỗ trợ điều chỉnh nội tiết có nguồn gốc từ nhân sâm hay cây trinh nữ hoàng cung. Các bác sĩ đánh giá khá cao cho phương pháp này, mang đến hiệu quả cao và vô cùng ổn định. Thế nhưng, người dùng cũng nên lưu ý, thực phẩm chức năng không phải là thuốc đặc trị nên không có tác dụng như thuốc chữa bệnh. Vậy nên, mọi người cần hết sức cẩn trọng, không nên chủ quan trong quá trình sử dụng.
3.2. Điều trị không dùng thuốc
Đối với những người mắc rối loạn nội tiết tố ở mức nhẹ hoặc vì lý do nào đó mà không thể áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc thì có thể áp dụng những cách dưới đây:
- Uống nước đầy đủ, nên là 2 lít/ ngày
- Thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày, sắp xếp và phân chia thời gian làm việc, nghỉ ngơi sao cho hợp lý
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu omega, thường có trong cá, bơ, hạt hướng dương,… Chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản sinh ra hormone cho cơ thể
- Bổ sung các loại rau xanh như cải bắp, súp lơ,… Chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Những hợp chất này đều hỗ trợ tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất hormone, điều hòa nội tiết tố trong cơ thể và có khả năng kìm hãm khả năng gây rối loạn nội tiết
- Tạo lối sống lành mạnh: ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng, mệt mỏi, và tập thể dục thường xuyên (đi bộ, đạp xe, tập yoga, ngồi thiền,…)
Rối loạn nội tiết tố cần được phát hiện cũng như điều trị sớm để mang lại hiệu quả tốt nhất. Đừng quên truy cập website https://thecellvietnam.com/ để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay về làm đẹp và chăm sóc sức khỏe nhé!