Rau muống bao nhiêu calo? Ăn tốt không? Có giảm cân không?

Rau muống không phải thực phẩm xa lạ đối với bất cứ gia đình Việt nào. Tuy xuất hiện thường xuyên trong các bữa ăn hằng ngày nhưng ít ai biết rau muống bao nhiêu calo? Lấy số liệu nghiên cứu mới nhất, trong 100g rau muống chứa 18,9 kcal. Có chỉ số calories ở mức thấp nhưng lại sở hữu các chất xơ, vitamin B, vitamin C, sắt,… rau muống không chỉ hỗ trợ giảm cân mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.

1. Khám phá rau muống bao nhiêu calo? Giá trị dưỡng chất nằm trong rau muống

Lấy số liệu nghiên cứu mới nhất, trong 100g rau muống chứa 18,9 kcal. Trung bình, mỗi mớ rau muống có trọng lượng 300g, tương ứng khoảng 60 kcal. Với chỉ số năng lượng được xếp ở mức trung bình thấp này, người ăn hoàn toàn an tâm khi đưa loại rau này vào thực đơn ăn uống hằng ngày của mình.

Tuy nhiên, sau khi chế biến và nêm nếm thêm gia vị, chỉ số calo trong rau muống đã thay đổi. Cụ thể chỉ số calo trong các món rau muống như sau:

Rau muống luộc: 40 kcal/100g.

Rau muống xào tỏi: 112 kcal/100g.

Rau muống xào thịt bò: 165 kcal/100g.

Rau muống xào giá: 117 kcal/100g.

Nộm rau muống thịt tôm: 201 kcal/100g.

Gỏi rau muống tai lợn: 196 kcal/100g.

Rau muống có chỉ số calories ở mức thấp nhưng lại sở hữu các chất xơ, vitamin B, vitamin C, sắt,…

Carbohydrate: 3.14g.

Chất đạm: 2.6g.

Chất béo: 0.2g.

Chất xơ: 2.1g.

Canxi: 77mg.

Vitamin C: 20mg.

Sắt: 1.2mg.

Rau muống có chỉ số calories ở mức thấp nhưng lại sở hữu các chất xơ, vitamin B, vitamin C, sắt,...
Rau muống có chỉ số calories ở mức thấp nhưng lại sở hữu các chất xơ, vitamin B, vitamin C, sắt,…

2. Ăn nhiều rau muống có tốt không? 10+ lợi ích cho sức khỏe

Sau những khám phá về rau muống bao nhiêu calo và giá trị dinh dưỡng trong loại rau này, chuyên gia dinh dưỡng khẳng định ăn rau muống rất tốt, mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Trong đó, không thể không nhắc đến 10+ lợi ích sau:

2.1. Giảm tình trạng thiếu máu

Sắt là nguyên tố quan trọng góp phần thúc đẩy hình thành máu. Và bất ngờ rằng, các chuyên gia đã tìm thấy một lượng lớn sắt trong rau muống. Vậy nên, loại rau này thường được khuyến khích bổ sung cho người bị thiếu máu, phụ nữ đang mang thai, các bé gái đang trong độ tuổi dậy thì.

2.2. Bổ sung vitamin cho mắt khoẻ hơn

Trong rau muống, các chuyên gia dinh dưỡng tìm thấy vitamin A, carotenoid và lutein – Các hoạt chất có khả năng tăng đề kháng cho mắt, ngăn chặn nguy cơ đục thuỷ tinh thể.

2.3. Giảm chứng khó tiêu, táo bón

Các triệu chứng khó tiêu, táo bón sẽ được loại bỏ hoàn toàn khi ăn rau muống. Công dụng này có được nhờ trong rau muống có chứa hàm lượng chất xơ rất lớn hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động mượt mà hơn.

2.4. Ức chế tế bào ung thư

Không chỉ chứa selen, trong rau muống còn chứa đến 13 chất chống oxy hoá. Các chất này ức chế tế bào ung thư hình thành phát triển.

2.5. Giảm cholesterol, không lo bệnh tim mạch

Sở hữu nồng độ cao beta-carotene và vitamin A, C, ăn rau muống giúp giảm cholesterol, hỗ trợ hệ tim mạch hoạt động tốt hơn. Từ đó, ngăn ngừa tắc nghẽn các bệnh như đau tim, nghẽn mạch hoặc đột quỵ.

Chuyên gia dinh dưỡng khẳng định ăn rau muống mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe
Chuyên gia dinh dưỡng khẳng định ăn rau muống mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

2.6. Giải quyết vấn đề gan thận đang gặp phải

Một trong những công dụng tuyệt vời rau muống mang đến cho sức khỏe là giải quyết các vấn đề gan thận đang gặp phải. Hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất trong rau muống rất lớn, đóng vai trò “thanh lọc” cơ thể, điều trị các vấn đề gan thận.

2.7. Cân bằng đường huyết

Theo các bác sĩ chăm sóc sức khỏe, bổ sung rau muống hợp lý giúp giảm đến 20% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đồng thời, nhờ khả năng cải thiện đường huyết, ăn rau muống sẽ giúp hỗ trợ điều trị tiểu đường type 2 vô cùng hiệu quả.

2.8. Đẩy mạnh hệ miễn dịch

Với 13 chất chống oxy hoá, ăn rau muống giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Từ đó ngăn chặn sự tấn công giữa các tác nhân có hại ngoài môi trường.

2.9. Ngăn ngừa lão hóa da

Muốn sở hữu làn da mịn màng, ngăn cản lão hoá, bổ sung rau muống vào thực đơn hằng ngày là sự lựa chọn sáng suốt. Công dụng này đến từ hàm lượng chất xơ, vitamin và các chất chống oxy hoá lớn có trong loại thực phẩm này.

2.10. Hỗ trợ nuôi dưỡng tóc

Các chất trong rau muống có tác dụng cải thiện cấu trúc tóc, cho tóc mềm mượt, tránh tình trạng xơ rối gãy rụng.

3. Ăn nhiều rau muống có giảm cân không?

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết: Ăn nhiều rau muống giúp giảm cân hiệu quả. Đây là loại rau lý tưởng để bổ sung vào bữa ăn của người giảm cân. 

Không chỉ nhờ sở hữu chỉ số calo thấp, công dụng giảm cân của rau muống có được nhờ loại rau này sở hữu lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt, trong thành phần của rau muống không có chất béo. Với những ưu điểm tuyệt vời này, rau muống được ví như “khắc tinh” của mỡ thừa, và là người bạn đáng tin cậy của bất kỳ ai đang trên hành trình giảm cân.

4. Các món giảm cân tuyệt ngon với rau muống

Rau muống bao nhiêu calo đã được chuyên gia dinh dưỡng giải đáp. Vậy nên chế biến rau muống thế nào để đảm bảo ngon miệng mà vẫn phát huy công dụng hỗ trợ giảm cân? Dưới đây chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ 4 món ăn siêu hấp dẫn mà các tín đồ ăn kiêng nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày của mình.

4.1. Rau muống luộc

Rau muống luộc là cách chế biến rau muống đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian, đặc biệt không sử dụng dầu mỡ. Bởi vậy, người ăn không cần lo lắng món ăn này ảnh hưởng không tốt đến cân nặng.

Cách làm:

– Rau muống rửa sạch, cắt lấy phần ngọn non.

– Sau khi đun nước sôi, cho rau muống vào trong 5 phút, sau đó tắt bếp và vớt rau muống luộc ra đĩa.

Rau muống luộc là cách chế biến rau muống đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian
Rau muống luộc là cách chế biến rau muống đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian

4.2. Canh rau muống nấu hến

Sẽ thật thiếu sót nếu trong các công thức chế biến rau muống thiếu món canh rau muống nấu hến. Món ăn giàu protein và chất xơ, không chỉ giúp giảm cân mà còn mang đến công dụng thanh lọc, làm mát cơ thể.

Cách làm:

– Ngâm hến trong 30 phút với nước muối loãng, cho thêm ớt vào để hến nhả hết cả bẩn. Sau đó tiếp tục rửa sạch hến nhiều lần với nước.

– Rau muống nhặt lấy phần ngọn non, rửa sạch và cắt thành miếng vừa ăn. Chuẩn bị thêm hành, gừng, tỏi thái nhỏ.

– Luộc chín hến đến khi miệng hến đã tách miệng hết, sau đó vớt phần thịt hết, cho ra bát.

– Tiếp tục để lắng nước luộc hến, lấy phần nước trong, lọc bỏ phần cặn.

– Phi hành tỏi chín thơm, cho rau muống vào xào chín, nêm gia vị rồi cho phần nước luộc hến và thịt hến vào.

– Sau khi canh sôi sẽ tắt bếp, cho ra bát thưởng thức.

4.3. Rau muống xào tỏi

Món ăn rau muống xào tỏi vô cùng quen thuộc trong bữa ăn của gia đình Việt, tuy nhiên, ít ai biết rằng món ăn này lại có công dụng tuyệt vời trong việc cải thiện sức khoẻ và cân nặng.

Cách làm: 

– Rau muống lấy phần ngọn xanh non, rửa sạch.

– Chuẩn bị thêm hành, tỏi thái nhỏ.

– Phi hành tỏi chín thơm, cho rau muống vào xào chín, nêm thêm gia vị vừa ăn.

– Đảo với lửa lớn để rau muống giòn ngon hơn.

Rau muống xào tỏi công dụng tuyệt vời trong việc cải thiện sức khoẻ và cân nặng
Rau muống xào tỏi có công dụng tuyệt vời trong việc cải thiện sức khoẻ và cân nặng

4.4. Rau muống xào thịt bò

Thịt bò giàu protein kết hợp cùng rau muống giàu chất xơ và vitamin giúp mang đến hiệu quả giảm cân tuyệt vời. Món ăn này giúp cung cấp thêm rất nhiều năng lượng phục vụ cho các hoạt động trong ngày của những ai đang trong thời kỳ giảm cân.

Cách làm:

– Rau muống nhặt lấy phần ngọn non, rửa sạch.

– Rửa sạch 200g thịt bò, cắt thành miếng mỏng.

Chuẩn bị thêm hành, tỏi thái nhỏ.

– Phi hành tỏi chín thơm, cho thịt bò vào xào tái rồi cho ra đĩa.

– Tiếp tục phi hành tỏi chín thơm, cho rau muống vào xào chín, sau đó cho thịt bò vào xào tiếp tục, nêm thêm gia vị vừa ăn.

– Đảo với lửa lớn để rau muống giòn ngon hơn.

5. Gợi ý thực đơn giảm cân từ rau muống

Sự kết hợp nhịp nhàng giữa rau muống cùng các loại thực phẩm khác sẽ giúp tăng tốc độ “xóa sổ” mỡ thừa, giúp người ăn nhanh chóng đạt được thân hình như mong muốn. Dưới đây, chuyên gia gợi ý thực đơn giảm cân với rau muống trong 3 ngày. Đây cũng là tần suất phù hợp nhất để không gây dư thừa các chất hấp thu từ loại rau này.

Ngày 1

Bữa sáng: 1 lát bánh mì nguyên cám + 1 quả trứng ốp la + 1 ly nước ép cam.

Bữa phụ: 1 quả táo.

Bữa trưa: 1 đĩa rau muống xào thịt bò + 1/2 bát cơm gạo lứt.

Bữa phụ: 1 cốc nước ép cà rốt không đường.

Bữa tối: 1 bát canh rau muống nấu hến + 1/2 bát cơm gạo lứt + 1 quả chuối.

Ngày 2

Bữa sáng: 1 quả trứng luộc + nộm rau muống + 1/2 quả bơ.

Bữa phụ: 1 quả chuối.

Bữa trưa: Rau muống luộc + 200g ức gà áp chảo + 2 lát khoai lang luộc.

Bữa phụ: 1 cốc sữa chua hoa quả.

Bữa tối: Rau muống xào tỏi + 1 bát cơm gạo lứt + 1 quả táo.

Ngày 3:

Bữa sáng: Salad rau củ trứng gà + 1 cốc nước ép trái cây.

Bữa phụ: 1 quả chuối.

Bữa trưa: Canh rau muống nấu tôm + bún gạo lứt.

Bữa phụ: 1 cốc sữa hạt ấm nóng không đường.

Bữa tối: Rau muống xào tỏi + 1 bát khoai tây nghiền + 1 quả chuối.

6. Lưu ý khi sử dụng rau muống giảm cân, phát huy tối đa công dụng

Trong quá trình ăn rau muống, đừng quên đáp ứng các lưu ý quan trọng dưới đây để phát huy tối đa công dụng của món rau này.

– Ăn rau muống trong mức cho phép

Với những công dụng tuyệt vời, không ít người bổ sung rau muống quá mức cho phép gây nên những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị một tuần chỉ ăn tối đa 4 bữa rau muống và mỗi bữa chỉ ăn khoảng 300g.

– Không ăn khi có vết thương hở

Rau muống có các chất thúc đẩy sản sinh tế bào mới, nếu ăn rau muống lúc đang có vết thương hở sẽ dễ hình thành sẹo lồi rất mất thẩm mỹ.

– Đối tượng không nên ăn rau muống

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị những đối tượng sau không được ăn rau muống: Người đang có bệnh xương khớp, người bị sỏi thận, gout, người vừa phẫu thuật xong, người đang có vết thương hở trên cơ thể.

– Nên ngâm rau muống với nước muối trước khi ăn

Rau muống phần lớn được trồng tại những nơi bùn nước, có nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn. Vậy nên để đảm bảo an toàn vệ sinh, nên rửa sạch và ngâm kỹ với nước muối trước khi chế biến.

7. Các câu hỏi khi ăn rau muống thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi khi ăn rau muống, người ăn thường thắc mắc.

– Ăn rau muống sống được không?

Rau muống có thể ăn sống được, nhưng chuyên gia sức khỏe khuyến nghị không nên ăn rau muống sống. Vì hầu hết rau muống được trồng tại những nơi bùn nước, có nhiều ký sinh trùng và vi khuẩn. Nếu ăn sống sẽ vô tình đưa ký sinh trùng và vi khuẩn vào cơ thể gây hại sức khoẻ.

– Ăn rau muống gây sẹo không?

Ăn rau muống dễ gây sẹo thâm, sẹo lồi. Bởi trong rau muống có các chất thúc đẩy sản sinh tế bào mới khiến phần da thịt nơi vết thương hở dễ hình thành sẹo.

– Ăn rau muống gây vàng da không?

Rau muống có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải quyết vấn đề gan thận đang gặp phải. Vậy nên, rau muống không gây vàng da, thậm chí còn có thể điều trị bệnh vàng da.

Không thể phủ nhận những công dụng tuyệt vời rau muống mang lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, để phát huy tối đa những lợi ích cho sức khoẻ và cân nặng, ngoài việc kiểm soát rau muống bao nhiêu calo, người ăn còn cần thiết lập một chế độ sinh hoạt và thể thao lành mạnh – khoa học nhất.