Nếu ai đang muốn giảm cân hiệu quả hoặc theo đuổi một chế độ ăn lành mạnh thì gạo lứt chính là lựa chọn hoàn hảo giúp bổ sung tinh bột cho cơ thể. Để sử dụng loại thực phẩm này đúng cách, bạn cần hiểu rõ thông tin cơm gạo lứt bao nhiêu calo và thường xuyên cập nhật các thông tin khác liên quan đến dinh dưỡng, tác dụng của gạo lứt đối với sức khỏe.
Danh mục bài viết
1. Cơm gạo lứt bao nhiêu calo? Các thực phẩm được làm từ gạo lứt có bao nhiêu calo?
Gạo lứt là loại thực phẩm có thể chế biến được thành rất nhiều món ăn, các loại thực phẩm được làm từ gạo lứt cũng được nhiều người yêu thích vì hương vị và dinh dưỡng mà nó mang lại.
1.1. Mức năng lượng các loại gạo lứt cung cấp
Để tính lượng calo của cơm gạo lứt, chúng ta cần nắm rõ loại gạo lứt mà chúng ta sử dụng là gì. Vì mỗi loại gạo lứt khác nhau sẽ cung cấp một lượng calo khác nhau, cụ thể:
– Cơm gạo lứt đỏ: Đây là loại gạo cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, phù hợp với những người đang ăn kiêng, giảm cân. Mức calo của gạo lứt đỏ cũng khá thấp, trung bình 100g chỉ chứa 111 calo nên không hề ảnh hưởng đến quá trình rèn luyện vóc dáng.
– Cơm gạo lứt huyết hồng: 111 calo cũng là lượng calo có trong 100g cơm gạo lứt huyết rồng. Gạo lứt huyết rồng mang sắc nâu đỏ, có vị ngọt tự nhiên và rất thơm ngậy. Ngoài ra, loại gạo này còn được đánh giá cao vì có nhiều giá trị dinh dưỡng và có thể sử dụng cho trẻ em như một loại bột dinh dưỡng.
– Cơm gạo lứt tím than (gạo lứt đen): Mỗi 100g cơm gạo lứt đen được nạp vào cơ thể sẽ cung cấp 124 calo và một lượng chất chống oxy hóa dồi dào.
1.2. Lượng calo của một số loại thực phẩm được làm từ gạo lứt
– Bún gạo lứt: 322 calo/100g
– Phở gạo lứt: 250 calo/100g
– Gạo lứt sấy: 160 calo/100g
– Mì gạo lứt: 350 calo/100g
– Bánh tráng gạo lứt: 250 calo/100g
– Sữa gạo lứt: 70 calo/cốc
– Cháo gạo lứt: 30 calo/bát cỡ vừa
– Gạo lứt rang: 90 calo/100g
2. 5 tác dụng không ngờ khi sử dụng cơm gạo lứt
So với cơm gạo trắng, cơm gạo lứt vì không bị xay xát nhiều nên vừa có thể giữ được các chất dinh dưỡng vừa có lượng calo thấp. Sắt, kẽm, kali, canxi, mangan, magie, phốt pho và selen là các loại khoáng chất có trong gạo lứt cùng với các loại vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6) và vitamin E, K giúp đem đến những công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
2.1. Tốt cho tim mạch
Mặc dù gạo lứt là một thực phẩm giàu tinh bột nhưng lại rất tốt cho tim mạch vì chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch vành thấp hơn 21% nếu thường xuyên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, trong đó có gạo lứt. Bên cạnh đó, gạo lứt còn sở hữu hợp chất Lignans có khả năng làm giảm thiểu mức độ xơ cứng của động mạch, giảm cholesterol xấu và huyết áp.
2.2. Giảm đường huyết
Ăn cơm gạo lứt thường xuyên có thể giúp duy trì đường huyết ở mức ổn định, đặc biệt tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường. Theo một nghiên cứu, so với cơm gạo trắng, những người bị tiểu đường loại II nếu ăn gạo lứt hàng ngày sẽ giảm được lượng đường máu đáng kể. Ngoài ra, nhờ có hàm lượng chất xơ cao nên gạo lứt cần nhiều thời gian tiêu hóa hơn từ đó lượng đường hấp thụ vào máu cũng chậm hơn giúp làm giảm cảm giác thèm ăn.
2.3. Không chứa gluten
Trong ngũ cốc, lúa mạch, lúa mì có một loại protein có tên là gluten – một chất có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng ăn được vì rất nhiều lý do, đặc biệt là những người mắc bệnh tâm thần phân liệt, bị tự kỷ hoặc Celiac. Thật may mắn, chúng ta vẫn có thể bổ sung tinh bột mà không sợ có gluten nhờ cơm gạo lứt. Giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, đáp ứng được nhiều chế độ ăn khác nhau, không kén người ăn là những ưu điểm giúp cơm gạo lứt ngày càng được yêu thích.
2.4. Giúp ngủ ngon
Gạo lứt sở hữu hàm lượng Melatonin khá cao, giúp hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ rất tốt. Chỉ cần bổ sung một lượng nhỏ cơm gạo lứt vào khẩu phần ăn hàng ngày, bạn có thể giải quyết tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc bị thức giấc giữa đêm.
2.5. Giải độc cơ thể
Nhờ sở hữu lượng chất xơ cao hơn rất nhiều so với gạo trắng (gấp 6 lần) nên gạo lứt có khả năng làm giảm các triệu chứng và ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Ngoài ra, chất xơ còn có công dụng giúp đào thải các chất độc hại, chất cặn bã và cholesterol ra ngoài cơ thể.
3. Hiệu quả giảm cân của cơm gạo lứt như thế nào?
Gạo lứt không phải là thực phẩm giúp bạn trực tiếp giảm cân mà chỉ có tác dụng hạn chế phần nào lượng calo nạp vào cơ thể. Nếu như mỗi ngày, cơ thể một người trưởng thành cần 2000 – 2300 calo thì mỗi bữa, bạn cần nạp 667 – 767 calo. 1 bát cơm gạo lứt chỉ cung cấp khoảng 111 calo nên bạn có thể ăn nhiều hơn 1 bát mà không lo nạp quá nhiều calo vào cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý đến cả những món ăn kèm trong bữa ăn và cân đối cho hợp lý để không bị tăng cân.
Nếu muốn gia tăng tốc độ giảm cân, bên cạnh việc ăn uống, hãy kết hợp thêm các bài tập thể dục thể thao như nhảy dây, đạp xe, chạy bộ, bơi lội,…
4. Giải đáp nhanh một số câu hỏi về cơm gạo lứt
Không chỉ trả lời câu hỏi cơm gạo lứt bao nhiêu calo, dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn các thắc mắc thường thấy liên quan đến cơm gạo lứt.
4.1. Loại gạo lứt nào mang đến hiệu quả giảm cân tốt nhất? Nên ăn lúc nào?
Không chỉ một mà gạo lứt có rất nhiều loại khác nhau, trong đó gạo lứt tím than và gạo lứt huyết rồng là lựa chọn tốt nhất cho những ai đang muốn giảm cân. Bạn có thể thêm cơm gạo lứt vào thực đơn của bất kỳ bữa ăn nào trong ngày, tuy nhiên hãy lưu ý chỉ nên ăn tối đa 3 – 4 chén/ngày.
4.2. Có thể ăn cơm gạo lứt hàng ngày được không?
Không thể phủ nhận những lợi ích mà cơm gạo lứt mang lại cho sức khỏe chúng ta. Tuy nhiên, bạn không nên ăn nó quá thường xuyên vì có thể sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa và trong quá trình ăn, bạn cần nhai thật kỹ để dễ tiêu.
4.3. Ăn cơm gạo lứt có tác dụng chữa bệnh không?
Nhiều người mắc sai lầm khi nghĩ rằng ăn gạo lứt có thể chữa bệnh nhưng không phải vậy, cơm gạo lứt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị và phòng ngừa một vài bệnh như bệnh tiểu đường, xương khớp và tim mạch.
4.4. Lượng gạo lứt ăn tối đa nên ăn trong một ngày?
Như đã nói ở trên, bạn có thể ăn cơm gạo lứt ở bất cứ bữa ăn nào nhưng chỉ nên ăn 150 – 200g để không bị chướng bụng, đầy hơi và không tốt cho việc giảm cân, giữ gìn vóc dáng.
4.5. Cách nấu gạo lứt dễ ăn
Hãy ngâm gạo lứt vào nước nóng để làm mềm hạt gạo và khi nấu, hạt cơm sẽ trở nên mềm, dẻo và nở đều hơn.
4.6. Gạo lứt chống chỉ định cho những ai?
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa hoặc đang bị thiếu hụt canxi, sắt hay là người già, trẻ nhỏ thì không nên ăn cơm gạo lứt hàng ngày thay cho cơm trắng vì gạo lứt khá cứng và cần nhai thật kỹ mới có thể tiêu hóa tốt.
Qua bài viết trên, hẳn các bạn đã có thể tự trả lời câu hỏi cơm gạo lứt bao nhiêu calo và các thắc mắc liên quan. Xét về tổng thể, gạo lứt là một thực phẩm sở hữu nhiều công dụng đối với sức khỏe và mang lại hiệu quả giảm cân tốt.