Với hàm lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào, bún gạo lứt luôn nằm trong danh sách các món ăn lấy lại vóc dáng thon gọn cho người tăng cân béo phì. Tuy thường xuyên “đụng mặt” trên bàn ăn, nhưng không phải ai cũng biết bún gạo lứt bao nhiêu calo. Theo tính toán của chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g bún gạo lứt sẽ có lượng calo từ 310 – 380 calo. Thực tế, lượng bún này đủ để nấu thành 2 bát, tương đương mỗi bát bún gạo lứt khoảng 155 – 190 calo.
Danh mục bài viết
1. Bún gạo lứt bao nhiêu calo? Giá trị dinh dưỡng mà bún gạo lứt sở hữu
Lấy số liệu mới cập nhật từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g bún gạo lứt sẽ có lượng calo từ 310 – 380 calo. Lượng calo sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng loại, cụ thể như sau:
– Bún gạo lứt tươi: 310 calo/100g.
– Bún gạo lứt đỏ khô: 380 calo/100g.
– Bún gạo huyết rồng: 320 calo/100g.
– Bún gạo lứt đỏ Hoàng Minh: 370 calo/100g.
– Bún gạo lứt đen Hoàng Minh: 170 calo/100g.
Bún gạo lứt được chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị bổ sung vào thực đơn giảm cân mỗi ngày còn nhờ sở hữu một lượng lớn dưỡng chất “vàng” như:
– Chất xơ: 3.5g.
– Carb: 77.24g.
– Protein: 4.5g.
– Chất béo: 1.6g.
– Đường: 2g.
– Sodium: 0.01mg.
Ngoài ra, trong bún gạo lứt còn chứa rất nhiều vitamin như B1, B3, B5, B6, K, E,… và các khoáng chất thiết yếu cho sức khoẻ khác.
2. Ăn bún gạo lứt có tác dụng giảm cân không?
Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định ăn bún gạo lứt có thể giảm cân. Hiệu quả này có được bởi trong bún gạo lứt có lượng chất xơ rất cao. Vậy nên, chỉ cần ăn 1 bát bún gạo lứt cũng có thể giữ trạng thái no trong vòng 4 – 5 tiếng, giúp kiểm soát được lượng đồ ăn vặt nạp vào cơ thể, từ đó người ăn nhanh chóng chinh phục được mốc cân nặng mong muốn.
Hiệu quả này đã được chứng thực sau cuộc thực nghiệm ở 200 người có nhu cầu giảm cân. Trong đó, chuyên gia dinh dưỡng chia lượng người này thành 2 nhóm, nhóm thứ 1 thực hiện chế độ giảm cân với các loại thực phẩm thông thường, trong khi nhóm thứ 2 tuân theo chế độ giảm cân với bún gạo lứt.
Sau 1 tháng, cùng một chế độ thể dục, sinh hoạt, nhóm người thứ 1 giảm được 1 – 1.5kg. Kết quả của nhóm thứ 2 tích cực hơn, với số cân nặng giảm được từ 2 – 2.5kg.
Sau khi tìm hiểu về “Bún gạo lứt bao nhiêu calo?” và thông qua cuộc thực nghiệm này, một lần nữa khẳng định chắc nịch ăn bún gạo lứt có thể giảm cân.
3. Lợi ích cho cơ thể khi ăn bún gạo lứt
Nhờ sở hữu một lượng lớn chất dưỡng chất “vàng”, ăn bún gạo lứt cũng mang đến những lợi ích “vàng” cho sức khỏe:
3.1. Ngăn ngừa tăng Cholesterol xấu
Nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy, ăn bún gạo lứt giúp hiệu quả ngăn ngừa tăng Cholesterol xấu lên gấp 2 lần. Vậy nên, đây là món ăn được khuyên dùng để thay thế các thực phẩm từ gạo trắng cho những người lớn tuổi, người có chỉ số mỡ máu cao, người cần giảm cholesterol trong cơ.
3.2. Nạp cho cơ thể lượng dinh dưỡng tuyệt vời
Thành phần chứa hàng loạt chất thiết yếu cho cơ thể và các vitamin B1, B3, B5, B6, K, E,.. nên ăn bún gạo lứt sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng suy nhược, đề kháng kém ở người mới ốm dậy, người thực hiện chế độ kiêng khem khắt khe.
3.3. Hỗ trợ cải thiện hệ đường ruột
Lượng chất xơ lớn trong bún gạo lứt giúp hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường ruột như: Đại tràng, táo bón,… Đồng thời, là thực phẩm có đặc điểm mềm nên bún dễ được phân giải, giảm bớt áp lực cho hệ tiêu hoá.
3.4. Giảm tỉ lệ “đối mặt” với bệnh tiểu đường
Bún gạo lứt chứa nhiều vitamin nhóm B và các chất khoáng như selen, mangan, kẽm, sắt,… Mang đến công dụng điều hoà, giữ ổn định lượng đường huyết trong máu. Từ đó, giảm tỉ lệ đối mặt với bệnh tiểu đường.
4. Các món ăn từ gạo bún giúp giảm cân hiệu quả
Tìm hiểu bún gạo lứt bao nhiêu calo để điều chỉnh, kiểm soát mức năng lượng nạp vào cơ thể mỗi ngày. Dưới đây 3 công thức chế biến bún gạo lứt thành các món ăn ngon miệng, đảm bảo ít calo giúp giảm cân hiệu quả.
4.1. Bún gạo lứt xào rau củ
Bún gạo lứt xào rau củ là món ăn được yêu thích bởi hương vị thơm ngon kết hợp từ nhiều loại rau củ. Công thức này đã tạo ra món ít calo mà giàu chất xơ, mang lại hiệu quả “tống khứ” mỡ thừa khỏi cơ thể cực tốt.
Cách làm:
– Sơ chế rửa sạch, cắt nhỏ cà rốt, hành tây, nấm đùi gà, đậu hà lan hoặc các loại rau củ theo sở thích.
– Đun sôi 350ml nước lọc, sau đó thả bún gạo lứt vào luộc trong 5 – 7 phút cho sợi bún mềm sẽ vớt ra, trần trong nước lạnh.
– Bắc chảo, đun sôi 3 thìa dầu ăn, phi thơm hành tỏi rồi thêm các loại rau củ đã sơ chế.
– Nêm gia vị vừa ăn, sau đó cho lượng bún vừa trần nước lạnh vào đảo đều cho thấm gia vị.
– Nêm lại gia vị để đảm bảo bún không bị nhạt.
– Cuối cùng, cắt nhỏ hành lá và cho vào rắc đều rồi tắt bếp, bày món ăn ra đĩa.
4.2. Bún gạo lứt trộn ức gà
Món bún gạo lứt trộn ức gà không bao giờ vắng mặt trong thực đơn của các gymer. Bởi bên cạnh hiệu quả giảm cân giữ dáng của bún gạo lứt, sự có mặt của ức gà có tác dụng tăng lượng protein trong món ăn, giúp xây dựng hệ cơ bắp cực săn chắc.
Cách làm món bún gạo lứt trộn ức gà cũng tương tự món bún gạo lứt xào rau củ. Những người thực hiện chỉ cần thêm nguyê liệu ức gà luộc xé sợi khi trộn món ăn.
4.3. Gỏi cuốn bún gạo lứt
Nếu ai không thể cưỡng lại được sự thơm ngon của món gỏi cuốn nhưng lại sợ cân tăng vùn vụt, vậy gỏi cuốn bún gạo lứt sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Những chiếc gỏi cuốn được thay thế bởi nguyên liệu ít calo như bún gạo lứt, ức gà, dưa chuột, rau xà lách giúp người ăn thoả mãn cơn thèm mà vẫn giữ được vóc dáng.
5. Những lưu ý khi ăn bún gạo lứt
Trong quá trình ăn bún gạo lứt, chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người ăn cần lưu ý những vấn đề dưới đây để hành trình giảm cân thuận lợi nhất.
– Một ngày chỉ ăn tối đa 3 bát bún gạo lứt
Chuyên gia khuyến nghị một ngày chỉ ăn tối đa 3 bát bún gạo lứt và phân chia đều vào các bữa trong ngày. Tốt nhất nên ăn vào bữa sáng và bữa trưa, tránh ăn bữa tối bởi lúc này cơ thể ít hoạt động, lượng calo hấp thụ vào cơ thể khó được giải phóng dễ sinh mỡ.
– Kết hợp ăn bún gạo lứt với thực phẩm dinh dưỡng
Bún gạo lứt có chứa nhiều dinh dưỡng, nhưng không đầy đủ. Vậy nên cần kết hợp cùng các thực phẩm dinh dưỡng khác để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể.
– Tăng cường thể dục tống khứ mỡ thừa
Nếu muốn nhanh chóng chinh phục vóc dáng thon gọn mơ ước, bên cạnh thiết lập chế độ ăn khoa học còn cần sự hỗ trợ từ các bài tập thể dục để tống khứ được mỡ thừa như: Tập gym, tập aerobic, tập yoga, tập nhảy dây, chạy bộ,…
6. Góc giải đáp các vấn đề khi ăn bún gạo lứt
Chính vì là món ăn được nhiều người yêu thích, nên các thắc mắc xoay quanh loại thực phẩm này cũng không ít. Dưới đây là góc giải đáp các vấn đề khi ăn bún gạo lứt:
– Nên ăn bún gạo lứt lúc nào?
Dù có tác dụng giảm cân, nhưng lượng calo từ các món bún gạo lứt khá cao. Vậy nên thời điểm thích hợp nhất để ăn bún gạo là bữa sáng và bữa trưa để năng lượng nạp vào từ món ăn này sẽ được tiêu thụ sau các hoạt động trong ngày.
– Ăn bún gạo lứt bao lâu sẽ thấy hiệu quả giảm cân?
Theo các khảo sát thực tế cho thấy, người ăn sẽ thấy hiệu quả giảm cân khi thực hiện chế độ ăn bún gạo lứt sau 3 – 4 tuần. Tuy nhiên, nếu kết hợp cùng một chế độ thể dục nghiêm túc mỗi ngày, thời gian này sẽ được rút ngắn xuống 2 – 3 tuần.
– Có nên ăn bún gạo lứt thay cơm không?
Không nên ăn bún gạo lứt thay cơm. Trong gạo lứt không chứa toàn bộ thành phần dinh dưỡng nên nếu ăn trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất, suy nhược. Cách tốt nhất là ăn đan xen các bữa bún gạo lứt và cơm trong tuần.
Những thắc mắc về bún gạo lứt bao nhiêu calo đã được giải đáp chi tiết. Cùng vào bếp và áp dụng ngay 3+ món ăn giảm cân từ bún gạo lứt được chuyên gia tại Phòng khám The Cell bất mí thôi nào.