Bánh tráng trộn với hương vị thơm ngon đã nhanh chóng “ghi điểm” trong lòng người ăn và “phủ sóng” trên khắp diễn đàn đồ ăn vặt. Thường xuyên thưởng thức món này, nhưng liệu người ăn có biết bánh tráng bao nhiêu calo? Ăn bánh tráng có gây béo không? Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chỉ số calo trong bánh tráng giao động từ 75 – 400 calo/100g tuỳ từng loại. Với mức bánh tráng trộn này sẽ khiến người ăn phải điều chỉnh cách ăn để ngăn chặn nguy cơ đối mặt với tăng cân béo phì.
Danh mục bài viết
1. Bánh tráng bao nhiêu calo? Chi tiết calo trong từng loại bánh tráng
Để phục vụ cho khẩu vị của mỗi người, món bánh tráng được biến tấu theo nhiều kiểu với nhiều hương vị khác nhau. Vậy từng loại bánh tráng bao nhiêu calo? Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chỉ số calo trong bánh tráng giao động từ 75 – 400 calo/100g tuỳ từng loại, cụ thể như sau:
– Bánh tráng trắng: 280 – 300 calo/100g.
– Bánh tráng trộn: 310 – 330 calo/100g.
– Bánh tráng dừa: 100 calo/100g.
– Bánh tráng sữa: 75 calo/100g.
– Bánh tráng gạo lứt: 340 calo/100g.
– Bánh tráng nướng: 300 – 360 calo/100g.
– Bánh tráng cuộn: 300 – 400 calo/100g.
– Bánh tráng mè nướng: 240 – 240 calo/100g.
Có thể thấy chỉ số calo trong từng loại bánh tráng chênh lệch khá lớn, nhưng vẫn thuộc mức độ rất cao so với các món ăn vặt khác.
2. Giá trị dinh dưỡng chứa trong bánh tráng
Phân tích thành phần trong bánh tráng, có thể thế trong món ăn vặt này có hàm lượng tinh bột khá cao. Trong khi đó, các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như vitamin và khoáng chất lại không có nhiều.
– Protein: 4g.
– Tinh bột: 78.9g.
– Canxi: 20mg.
– Sắt: 30mcg.
– Chất béo: 200mg.
– Chất xơ: 500mg.
– Phốt pho: 65mg.
3. Ăn bánh tráng có gây béo không?
Trước câu hỏi ăn bánh tráng có gây béo không, chuyên gia dinh dưỡng khẳng định ăn bánh tráng có gây béo.
Nguyên nhân trực tiếp gây béo khi ăn bánh tráng là do lượng calo trong món ăn vặt này rất cao, lên tới 400 calo/100g. Thông thường 1 bịch bánh tráng có trọng lượng 200g. Vậy nếu ăn 1 bịch, lượng calo nạp vào cơ thể khoảng 800 calo – Chiếm hơn 1/3 lượng calo cơ thể cần trong ngày (2000 calo).
Bên cạnh đặc điểm chứa lượng calo lớn, sau khi nghiên cứu bảng thành phần dinh dưỡng của bánh tráng, dễ dàng thấy món ăn này có lượng tinh bột và chất béo cao, trong khi đó chất xơ lại vắng bóng.
Chính vì những lý do này, những người đang trong quá trình ăn kiêng giảm cân hoặc những người đang muốn giữ gìn vóc dáng thon gọn vốn có không nên bổ sung bánh tráng trộn vào thực đơn trong ngày của mình.
4. Tác hại của việc ăn bánh tráng thường xuyên
Sau khi khám phá bánh tráng bao nhiêu calo và dinh dưỡng trong bánh tráng, có thể thấy ngoài hương vị thơm ngon, nó không mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thậm chí, sau 1 cuộc phân tích, nghiên cứu kéo dài trong 1 tháng, ngoài tác hại khiến cơ thể tăng cân, chuyên gia dinh dưỡng tìm thấy một số tác hại của việc ăn bánh tráng thường xuyên.
4.1. Ảnh hưởng xấu đến hiệu quả làm việc của hệ tiêu hoá
Chất béo trong bánh tráng trộn thuộc loại chất béo no. Khi tích tụ 1 lượng trong dạ dày sẽ làm rối loạn hệ tiêu hoá, dẫn đến các hiện tượng như buồn nôn, chướng bụng, tức bụng,…
4.2. Người ăn dễ bị táo bón
Bánh tráng trộn có thành phần tinh bột chiếm tỉ lệ cao, trong khi đó lượng chất xơ gần như bằng 0. Vậy nên người ăn dễ bị táo bón khi ăn nhiều bánh tráng trộn.
4.3. Dễ khiến người ăn ngộ độc
Bánh tráng trộn thường được bày bán tại vỉa hè, cổng trường học,… hoặc quá trình làm không đảm bảo vệ sinh. Vậy nên vi khuẩn gây hại dễ xâm nhập và trú ngụ vào món ăn khiến người ăn bị ngộ độc.
4.4. Ảnh hưởng sức khỏe gan và thận
Các thành phần muối, dầu ăn hay các gia vị đi kèm như tiêu, bột ớt,… với liều lượng không khoa học sẽ khiến chức năng gan thận dần suy yếu. Khiến người ăn có nguy cơ cao phải đối mặt với các chứng bệnh sỏi thận, viêm túi mật, suy gan, suy thận,…
4.5. Mang đến nguy cơ ung thư khá cao
Thành phần trong bánh tráng trộn không thể thiếu hành phi, dầu ăn hay bột ớt. Những thành phần phần này thường được chế biến 1 lần với số lượng lớn để sử dụng trong thời gian dài. Bởi vậy, các chất trong đó dễ bị oxy hoá, tạo thành các chất độc hại dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh ung thư cao.
4.6. Đánh mất cảm giác ngon miệng
Không thể phủ nhận hương vị thơm ngon “nịnh” vị giác của bánh tráng nướng khiến người ăn dễ rơi vào tình trạng ăn nhiều, ăn vượt mức cho phép. Vậy nên sau khi ăn món này sẽ tạo cảm giác no bụng, chán ăn, bỏ bữa. Tình trạng này kéo dài khiến hệ tiêu hoá bị rối loạn, ảnh hưởng đến khẩu vị thường ngày.
Chính vì những điều này, chuyên gia chăm sóc sức khỏe không khuyến khích ăn bánh tráng thường xuyên. Thay vào đó, khi bị cơn thèm ăn vặt tấn công, nên thay thế bánh tráng bằng các món ăn lành mạnh hơn như hoa quả, sữa chua hay bánh làm từ gạo lứt.
5. Những lưu ý khi ăn bánh tráng không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ
Thực tế, những tác hại về sức khoẻ chỉ xảy ra khi ăn bánh tráng sai cách. Vậy nên, nếu là một tín đồ của món ăn vặt này, đừng bỏ qua một số lưu ý dưới đây để ăn đúng cách, không gây “phiền toái” cho sức khỏe.
– Chỉ nên ăn 1 – 2 lần/tuần, ăn khoảng 50g/lần: Lượng bánh tráng được khuyến nghị ăn để không ảnh hưởng đến sức khỏe là 1 – 2 lần/tuần, ăn khoảng 50g/ lần.
– Ăn bánh tráng trộn kết hợp các loại rau củ: Vì thành phần bánh tráng không chứa chất xơ, nên người ăn chủ động bổ sung bằng cách ăn kèm thêm rau củ. Điều này giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn.
– Không nên ăn bánh tráng trộn vào buổi tối: Buổi tối cơ thể không hoạt động nhiều dễ khiến tinh bột và chất béo trong món ăn bị ứ đọng, không thể giải phóng. Tình trạng này kéo dài sẽ hình thành mỡ thừa, gây tăng cân béo phì.
– Tự làm bánh tráng tại nhà: Tự làm tại nhà sẽ đảm bảo vệ sinh, đĩa bánh tráng trộn được làm từ nguyên liệu tươi ngon, không bị chiên xào nhiều lần, mang đến sự an tâm khi thưởng thức.
– Chăm chỉ tập luyện thể dục: Yếu tố không thể thiếu để có một thân hình thon thả không mỡ thừa. Không cần thực hiện các động tác đòi hỏi yếu tố kỹ thuật cao, chỉ cần chạy bộ hay nhảy dây đều đặn mỗi ngày đã có thể ngăn chặn con đường hình thành mỡ thừa.
6. Cách làm bánh tráng trộn tại nhà đảm bảo an toàn thực phẩm
Bánh tráng trộn làm rất đơn giản, chỉ trong 5 – 10 phút đã có thể sở hữu một đĩa bánh tráng trộn siêu ngon lại đảm bảo được an toàn vệ sinh thực phẩm.
Cách làm:
– Chuẩn bị các nguyên liệu: Bánh tráng gạo, tép khô, bò khô, hành phi, lạc rang, xoài xanh loại chua, quất, bột ớt, dầu điều, sa tế.
– Cắt bánh tráng thành các sợi nhỏ vừa ăn, sau đó trộn đều tay với sa tế và dầu điều.
– Cho thêm tép khô, bò khô, hành phi, bột ớt rồi trộn tiếp.
– Vắt quất vào, tiếp tục bóp cho sợi bánh tráng mềm và thấm gia vị rồi cho xoài thái sợi vào.
– Cuối cùng, rắc thêm lạc rang rồi bày ra đĩa thưởng thức.
7. Giải đáp thắc mắc khi ăn bánh tráng
Bên cạnh băn khoăn về các loại bánh tráng bao nhiêu calo, dưới đây là một số vấn đề cũng được nhiều người tìm kiếm câu trả lời:
– Ăn bánh tráng có nổi mụn không?
Câu trả lời là có. Bánh tráng chứa rất nhiều tinh bột và các thành phần chiên dầu mỡ. Đây chính là thủ phạm khiến da tăng tiết dầu, dễ hình thành mụn viêm, mụn bọc.
– Ăn bánh tráng có giúp giảm cân không?
Hàm lượng calo cùng tinh bột thuộc top “khủng” nên bánh tráng không phải sự lựa chọn để đưa vào thực đơn giảm cân.
– Loại bánh tráng nào ít calo nhất?
Hiện nay, bánh tráng sữa có chứa ít calo nhất, khoảng 75 calo/100g. Trong khi các loại bánh tráng khác có mức calo đến gần 400 calo/100g.
Những thông tin trên giúp tín đồ ăn vặt biết được bánh tráng bao nhiêu calo và cả những ảnh hưởng sức khỏe không tốt khi ăn sai cách. Vậy nên, đừng quên lưu lại bí quyết ăn bánh tráng khoa học, vừa giúp ngon miệng lại không gây những “phiền toái” cho sức khỏe của bản thân.