1 gói mì tôm bao nhiêu calo? Ăn nhiều mì tôm có tăng cân không?

Dù ngon và vô cùng tiện lợi, nhưng mì tôm lại khiến người ăn phải đối mặt với nguy cơ tăng cân rất cao. Vậy trong 1 gói mì tôm bao nhiêu calo? Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, thông thường 1 gói mì tôm 75gr chứa 350 calo. Tuy nhiên, tùy từng cách chế biến và các loại mì khác nhau, lượng calo này sẽ có sự chênh lệch đáng kể. Bởi vậy, nếu muốn ăn mì nhưng không lo phát phì, cùng tham khảo ngay các cách ăn được bật mí trong bài viết dưới đây.

1. Khám phá 1 gói mì tôm bao nhiêu calo? Chi tiết calo trong từng loại mì 

Giải đáp băn khoăn 1 gói mì tôm bao nhiêu calo, chuyên gia dinh dưỡng cho biết trung bình 1 gói mì tôm 75gr chứa 350 calo. Tuy nhiên, tùy từng cách chế biến và các loại mì khác nhau, lượng calo này sẽ có sự chênh lệch đáng kể, cụ thể:

– Mì Hảo Hảo: 350 calo/gói.

– Mì Omachi: 367,2 calo/gói.

– Mì 3 miền: 380 calo/gói.

– Mì Kokomi: 35,3 calo/gói.

– Mì Koreno: 365-590 calo/gói.

– Mì Gấu đỏ: 284 calo/gói.

Có thể thấy, lượng calo trong một gói mì rất cao. Theo các huấn luyện viên thể hình, để tiêu hao calories từ 1 gói mì, người ăn sẽ cần dành đến 10 phút plank liên tục, 30 phút nhảy dây hoặc 45 phút chạy bộ.

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết trung bình 1 gói mì tôm 75gr chứa 350 calo
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết trung bình 1 gói mì tôm 75gr chứa 350 calo

2. Thành phần dưỡng chất trong 1 gói mì thế nào?

Là món ăn có mặt thường xuyên mỗi ngày, bên cạnh 1 gói mì tôm bao nhiêu calo, thành phần dinh dưỡng trong 1 gói mì tôm cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ người ăn. Các cuộc phân tích thành phần dinh dưỡng trong mì tôm được thực hiện và cho kết quả như sau:

– Carbs: 89.4g.

– Chất béo: 24.4g.

– Protein: 15g.

– Chất xơ: 2g.

– Đường: 1g.

– Natri: 1200mg.

– Cholesterol: 10mg.

3. Ăn nhiều mì tôm có tăng cân không?

Chuyên gia dinh dưỡng khẳng định ăn nhiều mì tôm gây tăng cân, béo phì dễ dàng. Với những ai có cơ địa dễ tăng cân, những ai đang muốn giảm cân lấy lại vóc dáng thon gọn không nên ăn loại thực phẩm này.

Nguyên nhân đầu tiên khiến người ăn dễ dàng tăng cân chính là hàm lượng calo lớn có trong mì tôm. Thống kê cho thấy, calo một bát mì có thể lên tới 600 calo do bổ sung thêm rau củ, thịt trứng.

Nguyên nhân tiếp theo và cũng là “điểm mấu chốt” khiến cân nặng tăng nhanh chóng do trong mì chứa rất nhiều chất béo no, khó tiêu hoá. Lượng chất béo này chiếm tới 20% gói mì. Vậy nên nếu ăn mì tôm thường xuyên chắc chắn sẽ gây những hậu quả rất xấu cho cân nặng và sức khỏe.

Chuyên gia dinh dưỡng khẳng định ăn nhiều mì tôm gây tăng cân, béo phì dễ dàng
Chuyên gia dinh dưỡng khẳng định ăn nhiều mì tôm gây tăng cân, béo phì dễ dàng

4. Ăn mì tôm nhiều có tốt không? Những tác hại không tưởng khi ăn mì

Ăn mì tôm nhiều thực sự không tốt. Với hàm lượng calo cao và thành phần chứa hàm lượng cao các chất không tốt cho sức khỏe. Nếu ăn nhiều và ăn trong thời gian dài, chắc chắn chắn sẽ gây nên những tác hại nghiêm trọng không tưởng.

4.1. Thiếu dinh dưỡng

Nhìn bảng thành phần trong 1 gói mì tôm, trong đó chỉ chứa carbohydrate,1 lượng nhỏ protein và chất xơ. Với lượng dinh dưỡng này thực sự không đủ để cung cấp cho cơ thể. Ăn lâu dài chắc chắn sẽ khiến cơ thể thiếu chất, suy nhược, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

4.2. Đẩy nhanh quá trình lão hóa 

Lượng chất béo cao trong mì tôm làm suy yếu lượng máu đến da, đẩy nhanh quá trình lão hoá và hình thành nếp nhăn sớm. Đồng thời, các độc tố tích tụ nhiều, không được đào thải khỏi cơ thể sẽ gây nên những tổn thương trên da như da mụn, da khô, bong tróc, nám sạm,..

4.3. Huyết áp tăng cao, hình thành bệnh tim mạch

Gói gia vị có trong mì tôm có thành phần chủ yếu là dầu mỡ hoặc bơ đã chế biến sẵn trước khi đóng gói. Khi nạp các chất này vào cơ thể sẽ khiến tăng mức độ lipoprotein và cholesterol trong máu. Điều này khiến huyết áp tăng cao, hình thành các bệnh xơ vữa động mạch, phình/tắc động mạch, đau tim, đột quỵ,…

4.4. Tổn thương gan

Chuyên gia dinh dưỡng tìm thấy Propylene Glycol trong mỳ tôm. Chất này làm phá hủy và rối loạn gan. Vậy nên, ăn nhiều mì tôm khiến chức năng gan của cơ thể suy giảm nhanh chóng.

4.5. Tăng tỉ lệ mắc ung thư

Trong thành phần mì tôm và các gói gia vị có chứa chất bảo quản, phụ gia, hương liệu,… Các chất này là “thủ phạm” khiến gia tăng độc tố trong cơ thể, đẩy nhanh sự sản sinh gốc tự do hình thành ung thư, đặc biệt là ung thư trực tràng.

Ăn mì tôm nhiều thực sự không tốt cho sức khoẻ
Ăn mì tôm nhiều thực sự không tốt cho sức khoẻ

5. Ăn mì tôm đúng cách không lo tăng cân, không ảnh hưởng sức khoẻ

Tuy mì tôm không chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, nhưng hương vị thơm ngon nịnh miệng khiến nhiều người không thể cưỡng được sức hút của món ăn này. Bởi vậy, cách duy nhất để ăn mì tôm không lo tăng cân, không ảnh hưởng sức khỏe chính là tìm ra những bí quyết ăn khoa học nhất.

5.1. Không ăn mì quá 2 lần/tuần

Tần suất ăn mì được khuyến nghị là 2 lần/tuần. Với tần suất này, cơ thể đủ thời gian để đào thải các chất từ mì tôm khỏi cơ thể. Giúp ngăn chặn nguy cơ gây tăng cân và đảm bảo không ảnh hưởng đến sức khoẻ.

5.2. Không dùng gói gia vị sẵn trong mì tôm

Gói gia vị sẵn trong mì tôm có thành phần chủ yếu dầu mỡ, phụ gia, hương liệu và chất bảo quản không tốt cho sức khỏe. Người ăn không nên dùng các gói gia vị này, thay vào đó sử dụng gia vị trong chính gian bếp của mình để đảm bảo an toàn nhất.

5.3. Đổ phần nước nấu mì lần đầu tiên

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bên ngoài sợi mì tôm được phủ 1 lớp màng tạo màu. Để loại bỏ lớp màng này, người ăn có thể đun sôi nước và trần qua sợi mì trước khi nấu. Dưới sự tác động của nhiệt độ cao, lớp màng này sẽ tan ra, giúp sợi mì giảm bớt các chất độc hại cho sức khỏe.

5.4. Ăn mì tôm kèm rau củ

Mì tôm không có nhiều chất xơ, chủ yếu chất béo và carbs. Vậy nên, để lấy lại cân bằng dinh dưỡng sẽ cần ăn kèm thêm rau củ khi thưởng thức các tô mì.

5.5. Không ăn mì tôm vào buổi tối

Buổi tối luôn được chuyên gia khuyến nghị không nên ăn những loại thực phẩm nhiều calo, và mì tôm cũng không ngoại lệ. Buổi tối cơ thể vận động ít, chắc chắn sẽ không thể giải phóng hết năng lượng từ mì tôm. Điều này dẫn đến tích tụ mỡ, cân nặng tăng mất kiểm soát.

Ăn mì tôm đúng cách không lo tăng cân, không ảnh hưởng sức khoẻ
Ăn mì tôm đúng cách không lo tăng cân, không ảnh hưởng sức khoẻ

6. Một số câu hỏi thường gặp khi ăn mì tôm

Những vấn đề về mì tôm chưa bao giờ ngừng được quan tâm. Dưới đây là tổng hợp câu trả lời của một số câu hỏi có lượt tìm kiếm lớn nhất hiện nay.

– Mẹ bầu ăn mì có sao không?

Chuyên gia dinh dưỡng thai sản khuyến nghị mẹ bầu không nên ăn mì tôm. Các chất bảo quản, phụ gia và hương liệu trong mì tôm ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

– Trẻ con nên ăn mì không?

Trong mì tôm không có nhiều chất thiết yếu đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em. Vậy nên, mì tôm không đóng góp nhiều cho sự phát triển của trẻ, dễ gây tình trạng thiếu chất, suy dinh dưỡng,… Vậy nên, trẻ con không nên ăn mì tôm mà nên thay bằng các loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng hơn.

– Ăn mì tôm có giảm cân không?

Hàm lượng calo và chất béo trong mì tôm quá cao nên đây không phải thực phẩm lý tưởng để giảm cân. Thậm chí khi ăn hằng ngày còn khiến cân nặng tăng mất kiểm soát.

– Ăn nhiều mì có thể gây ung thư không?

Ăn mì gia tăng tỉ lệ gây ung thư, đặc biệt ung thư trực tràng. Bởi trong thành phần mì tôm và các gói gia vị có chứa chất bảo quản, phụ gia, hương liệu,… khiến gia tăng độc tố, đẩy nhanh sự sản sinh gốc tự do hình thành ung thư.

Mì tôm là món ăn rất ngon và tiện lợi. Tuy nhiên sau khi tìm hiểu 1 gói mì tôm bao nhiêu calo và các thông tin xoay quanh mì tôm, thấy rằng loại thực phẩm này thực sự không tốt cho sức khỏe. Vậy nên, người ăn cần hạn chế tối đa tần suất ăn mì, thay vào đó bằng các loại thực phẩm bổ dưỡng khác.

LIÊN HỆ

phone

Nhận Tư vấn

quote

Báo giá

map

Địa chỉ

Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội